Giá:
Nói đến ghẹ thì có lẽ sẽ không hề xa lạ với những con người vùng biển, tuy nhiên mỗi một nơi thịt ghẹ lại có hương vị và cách chế biến riêng. Trong đó không thể không nhắc đến ghẹ sông Cầu với hương vị riêng vô cùng đặc biệt.
Sở dĩ người ta gọi tên “ghẹ Sông Cầu” để phân biệt so với các loại ghẹ khác của miền Trung vì ghẹ này sinh sống trong đầm Cù Mông thuộc thị xã Sông Cầu. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi kết hợp với độ mặn của nước ổn định nên ở đây tập trung nhiều loài thủy sinh khác nhau làm thức ăn quanh năm cho ghẹ.
Ghẹ sông Cầu được nhớ đến bởi con ghẹ chỉ cho bằng nắm tay. Đặc sản Sông Cầu này làm hài lòng thực khách nhờ có thịt chắc, béo ngọt. Ghẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hấp, luộc, rang, nướng để ngồi lai rai hàng giờ rất thú vị. Trên những quán ăn nổi dọc mép biển, bờ đầm, khách ngồi hóng gió mát, nhìn trời nước bao la, tự tay bóc từng miếng thịt trắng muốt chấm với muối, vừa ăn vừa nhâm nhi ngụm rượu thật sảng khoái.
Ghẹ Sông Cầu tươi ngon, nhìn là muốn được thưởng thức liền!
Ghẹ tại vùng sông Cầu tuy gây ấn tượng bởi màu xanh thẫm quanh mình, càng và yếm có nhiều vệt lốm đốm trắng. Ghẹ được bắt từ sông lên nên khá tươi, chắc thịt và ngọt nước. Bạn cũng có thể sẽ bắt gặp những con ghẹ lang màu đỏ rất thơm ngon, mình dày hơn ghẹ xanh.
Tùy vào từng mùa khác nhau mà giá ghẹ có thể thay đổi, lên xuống, thông thường giá ghẹ giao động từ 150.000 VNĐ - 250.000 VNĐ/kg. Ghẹ sông Cầu do ở nguồn nước đầm Cù. Ghẹ sông Cầu cũng không bị xốp như một số nơi khác bởi sống ở sống nên có nguồn thức ăn phong phú.
Gợi ý cho bạn ghẹ Sông Cầu luộc hay hấp cũng đủ làm bạn ngây ngất với một chút hơi men của bia, đã không còn gì bằng. Bật mí với bạn cách để chọn ghẹ ngon nhất. Bạn chỉ cần ấn vào phần yếm của ghẹ, nếu không bị lõm là ghẹ ngon, chắc và nhiều thịt. Đây là bước cực kì quan trọng để đảm bảo món ăn hoàn toàn tươi ngon. Để làm bùng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu như lá chanh, bia, sả… Đừng quên chuẩn bị một nồi hấp thật xịn đủ để các chú ghẹ được chín một cách nhanh nhất.
Ghẹ Sông Cầu luộc phải ăn kèm với tí rau răm cùng muối ớt xanh chuyên dùng để chấm hải sản
Có thể nói rằng ghẹ là loại hải sản cung cấp lượng chất dinh dưỡng khá dồi dào, đặc biệt là ghẹ sông Cầu. Nếu bạn biết chế biến ghẹ đúng cách thì món ăn này còn có thể trở thành bài thuốc cho việc chữa bệnh nữa đấy.
Vì ghẹ có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc nên có tác dụng thanh nhiệt, bổ ích khí, tán ứ, thông mạch. Ghẹ rất tốt khi sử dụng cho những đứa trẻ bị còi xương, chậm lớn, gầy gò, xanh xao, cơ thể mệt mỏi. Đồng thời chữa bệnh lưng, đùi gân xương bị đau nhức hay chữa bệnh bị đau ngực sườn do huyết ứ.
Sông Cầu vốn nổi tiếng với khung cảnh nên thơ hữu tình. Đây là địa điểm tuyệt vời để bạn cùng bạn bè có thể ngồi lênh đênh trên chiếc bè con của ngư phủ để vừa nhâm nhi món ghẹ sông Cầu vừa râm ran trò chuyện với nhau. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời khiến bạn không khỏi tiếc nuối một khi đã rời chân khỏi nơi này.
Có khá nhiều cách chế biến món ghẹ sông Cầu, tuy nhiên ghẹ luộc vẫn là món ăn phổ biến và hấp dẫn hơn cả. Ghẹ sông Cầu khi luộc lên vẫn giữ được độ đạm, mùi vị nguyên chất nhất.
Món ghẹ hấp cũng vô cùng đơn giản, trước khi hấp ghẹ bạn cần dùng đũa chọc vào miệng để ghẹ chết. Sau đó tháo các dây ràng và rửa thật sạch phần thân, mai, càng rồi để ráo. Nếu bạn muốn hấp với sả hay lá chanh, bạn chỉ cần đặt nguyên liệu này dưới đáy của vỉ hấp rồi đổ nước vào. Đặt nồi lên bếp cho đến khi thấy nước sôi và có mùi thơm, bạn cho ghẹ vào nồi và đun to lửa để mùi thơm bốc lên nghi ngút. Thời gian đun sôi kéo dài từ 8 - 12 phút tùy loại ghẹ to hay nhỏ. Đến khi nào bạn thấy ghẹ chuyển sang màu đỏ au quyện với mùi hương lan tỏa thì đã đến lúc cho ghẹ sông Cầu lên dĩa. Bạn có thể chuẩn bị nước chấm ăn kèm thêm phần đậm đà như chanh ớt, mù tạc, muối tiêu là đã có một bữa ghẹ hấp ngon tuyệt cú mèo rồi.
Ghẹ hấp tuy đặc biệt với những du khách ít thưởng thức món ăn này nhưng đối với những người dân Phú Yên quanh năm lặn lội với biển cả thì một món dùng lâu cũng thành bình thường. Bởi vậy những người dân làng chài đã nghĩ ra nhiều cách chế biến khác nhau để khi ăn không bị ngán.
Chấm một miếng ghẹ luộc, làm một ngụm bia là cách mà người dân ở để vẫn thường dùng để giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc
Nếu bạn ghé đến những nơi sang chảnh như nhà hàng hay khách sạn thì ghẹ sẽ được chứa trong một bể nước lớn. Bạn có thể tùy ý lựa chọn con to nhỏ với mức giá khác nhau. Món ghẹ hấp bia khiến cho thịt ghẹ thơm và chắc hơn. Một lưu ý nhỏ khi ăn món này là bạn hãy ăn lúc ghẹ sông Cầu đang còn nóng để hạn chế mùi tanh nhé. Khi thưởng thức ghẹ thì bạn nên vắt tương ớt thêm chút chanh và đường hoặc dùng muối chuyên chấm hải sản để thưởng thức hương vị một cách trọn vẹn nhất.
Ghẹ được làm sạch sẽ, bóc mai ghẹ để riêng, thân ghẹ được chặt làm đôi. Sau đó ướp đầy đủ gia vị. Tiếp tục cho me vào một cái tô to rồi thêm các gia vị đã chuẩn bị sẵn khuấy đều lên. Cho chảo cùng chút dầu ăn lên bếp để phi cho tỏi thơm, tiếp đến cho lượng hành tây vào xào sơ qua. Cho ghẹ vào cùng với chảo vừa xào hành tây, sau đó đổ bát nước sốt me đã chuẩn bị sẵn rồi nấu đến khi nào nước me sệt lại thì cho hành, ngò vào và tắt bếp.
Món ghẹ rang me ăn ngon nhất là khi vừa chế biến xong, màu ghẹ vàng bắt mắt hòa cùng nước sốt me chua ngọt thấm đều nhìn rất hấp dẫn. Thịt ghẹ bên trong chắc nịch, trắng ngần. Khi ăn thì bạn nên chấm thêm một ít sốt me hoặc chấm ghẹ với muối tiêu xanh hoặc muối ớt xanh để có trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé.
Ghẹ sốt me cay cay, mặn mặn, ngọt ngọt một khi đã ăn thì sẽ muốn ăn hoài, ăn mãi
Tuy ghẹ không được to nhưng lại rất chắc thịt và ngọt nước đấy nhé