Giá:
Là một xã nằm yên bình giữa chung quanh là ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song, thế nên từ lâu, bản làng nơi lòng chảo Mường Lò đã luôn sở hữu vị thế rất đặc biệt với nhịp thời gian khác hẳn ngoài kia: ngày ngắn đêm dài cùng khí hậu mát mẻ quanh năm ngày tháng. Không chỉ nổi danh với những hạt Nếp Tú Lệ căng mẩy, nơi bản làng này còn nổi tiếng với dòng suối khoáng chóng nơi bản Chao cùng tục tắm tiên đầy thú vị và cả mùa lễ hội Xuân sống động vào những ngày đầu năm mới.
Nếu ai đã từng có cơ hội đặt chân đến vùng cao Yên Bái và đi sâu hơn vào vùng Tú Lệ thì chắc chắn sẽ phải ấn tượng trước cảnh sắc cảu nơi này. Không chỉ may mắn tọa lạc tại nơi có địa thế cực kỳ lý tưởng, chung quanh bản làng này còn là sự khoe sắc của những đồi núi hùng vĩ, của những hàng cây xanh um tươi tốt. Và tất nhiên chẳng thể thiếu những cánh đồng lúa nếp Tú Lệ trĩu đòng mỗi khi vào mùa thu hoạch.
Thực ra, cái tên Nếp Tú Lệ vốn chẳng phải là ‘tên khai sinh’ của loại lúa nếp ngon nhất nhì nước ta đâu. Theo tiếng của đồng bào dân tộc Thái thì nếp Tú Lệ có tên đúng là nếp Tan Lả. Vốn đây là loại nếp chỉ trồng được ở duy nhất thung lũng Tú Lệ này mà thôi. Nên từ đó người dân mới gọi hạt nếp này cái tên Tú Lệ cũng vì thế.
Nếp Tú Lệ là một trong những đặc sản của đồng bào người Thái sinh sống tại những buôn làng nơi thung lũng Mường Lò
Những hạt Nếp Tú Lệ được đồng bào dân tộc Thái gặt và sàng lọc kĩ lưỡng trước khi mang ra bán tại các quầy hàng, phiên chợ
Trông có vẻ đơn giản là thế, ấy vậy mà hóa ra hạt Nếp Tú Lệ cũng gắn liền với những truyền thuyết thú vị của đồng bào dân tộc Thái. Tương truyền rằng trước kia có một vị tiên đã xuất hiện, sau đó ban cho đồng bào Thái coóng những hạt thóc quý. Tiên ông còn dặn họ phải cẩn thận đi tìm cho bằng được vùng đất phù hợp mới gieo trồng để hạt thóc khi mọc lên sẽ cho ra nhiều hạt gạo dẻo, thơm. Bởi thế nên nghe theo lời dặn của tiên ông, đồng bào dân tộc Thái đã tản mác nhau đi khắp vùng Tây Bắc. Hễ ở đâu thấy đất tốt là họ lại gieo giống nhưng đợi mãi vẫn chẳng nhìn thấy được cảnh hạt thóc nảy mầm.
Một dạo nọ, khi người Thái đi mãi đến vùng chân đèo Khau Phạ và ngược xuống dòng Mường Lùng uống nước, họ rất bất ngờ khi nhận ra dòng nước ở đây vừa trong veo lại ngọt lịm khó tả. Nhìn chung quanh một hồi thì người Thái phát hiện đất ở đây cũng tươi tốt lạ thường. Lúc ấy, họ bèn gieo hạt và nhận ra cây nảy mầm tươi tốt, lúc thu hoạch thì nhận được hạt gạo nấu lên rất thơm, ăn vào có vị bùi, ngọt và dẻo đến khó tin. Từ đó, người Thái đã quyết định cắm đất dựng bản tại đây. Họ cùng nhau gieo trồng giống thống quý của tiên ông ban tặng. Đó chính là những hạt Nếp Tú Lệ ngày nay đó.
Những hạt Nếp Tú Lệ căng mẩy là tinh túy được thu hoạch từ những thửa ruộng bậc thang có cảnh sắc đẹp tựa tranh vẽ nằm yên bình nơi chân ba ngọn núi cao Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song
Ngày nay, Nếp Tú Lệ vinh dự được công nhận là một trong những loại gạo ngon nhất nước ta. Có một điểm đặc biệt là khi dùng Nếp Tú Lệ để đồ xôi, thì khi ăn bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được hương vị ngọt thơm và dẻo, rời ra từng hạt chứ không dính kết với nhau như đa phần các loại nếp thông thường khác.
Sở dĩ Nếp Tú Lệ có hương vị thơm ngon một cách rất riêng như vậy là bởi vì những cánh đồng lúa của đồng bào dân tộc ở đây được dẫn nước trực tiếp từ con suối Mường Lùng đầu nguồn. Ngoài ra, hạt giống còn được gieo trồng trên nền đất hiếm với tầng phong hóa mỏng cùng nhịp thời gian khác biệt với các nơi khác nên có hương vị thơm ngon rất riêng cũng là điều dễ hiểu. Chính vì vậy người ta mới nói với nhau rằng Nếp Tú Lệ chỉ có thể trồng ở vùng đất vùng cao này thì mới cho ra được thứ gạo thơm như vậy chứ chẳng nơi nào có thể trồng được.
Hạt gạo Tú Lệ có màu trắng đục cùng hương thơm nhè nhẹ dễ chịu
Những hạt Nếp Tú Lệ căng mẩy
Để có thể thu hoạch được những hạt Nếp Tú Lệ thì đồng bào dân tộc Thái cũng vất vả lắm. Từ những ngày khi trời tờ mờ sáng, khi gà vừa cất tiếng gáy đầu tiên và khi những giọt sương đêm vẫn còn vấn vương nơi ngọn cỏ thì những cô gái Thái đã rủ nhau ra đồng. Họ cùng nhau ra đồng để thu hoạch những bông lúa nếp non gần hết nước trắng sữa để mang về nhà chuẩn bị nấu cốm.
Nếp Tú Lệ là thức quà quý của đồng bào dân tộc Thái sinh sống nơi lòng chảo Mường Lò. Thế nên dường như trong bất kì mâm cơm nào của họ thì đều có sự hiện diện của những hạt nếp căng mẩy, to tròn với hương vị thơm ngon, hấp dẫn này. Đồng bào dân tộc Thái thường nấu Nếp Tú Lệ thành các món ăn hấp dẫn như cốm, bánh chưng, bánh giầy, rượu cần và cả đồ xôi nữa.
Có một điểm đặc biệt của lúa Tú Lệ là phải chế biến ngay trong ngày thu hoạch, nếu để qua đêm hoặc sau đó vài ngày mới mang ra chế biến thì sẽ không còn ngon nữa. Lúa non sau khi tuốt và bỏ hết hạt lép sẽ được mang đi rang trên một chiếc chảo lớn. Trong suốt quá trình, đồng bào Thái phải luôn canh lửa để lửa cháy âm ỉ trong suốt 30 phút – khoảng thời gian vừa đủ để hạt lúa nứt ra và dậy mùi thơm đặc trưng. Đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của món cốm, bởi theo người dân quan niệm rằng, nếu rang quá lửa thì cốm sẽ cứng, còn nếu lửa non quá thì cốm sẽ chẳng đạt được độ dẻo lý tưởng.
Cốm sau khi rang chín sẽ mang đi giã. Đây cũng là quá trình đòi hỏi lắm công phu khi chân của người giã cốm phải thật đều và nhịp nhàng, cốt để lực chày giã không quá mạnh nhưng cũng chẳng nhẹ quá. Ngoài ra, trong suốt quá trình cần có một người đảo thóc ở trong cối nữa. Đây là lúc mọi người sẽ lựa ra những hạt trấu vẫn còn lẫn trong cốm. Trung bình khoảng tầm 10 lần giã thì sẽ có một mẻ cốm được chế biến từ Nếp Tú Lệ hoàn thành. Đồng bào dân tộc Thái thường gói cốm bằng những chiếc lá dong xanh, cốt để tăng thêm màu xanh tự nhiên cho cốm và giữ gìn được cái mùi thơm của lúa chín nữa.
Người đồng bào dân tộc Thái thường dùng cốm Tú Lệ để đồ cốm, thổi xôi
Cốm Tú Lệ thường được gói trong lá dong, cốt để tạo màu xanh đặc trưng cho lá và giữ cho cốm có được mùi thơm thoang thoảng dễ chịu
Không chỉ là sản vật quý của đất trời Tây Bắc và xuất hiện trong bữa cơm thường ngày của đồng bào dân tộc, Nếp Tú Lệ còn được dùng làm vật dâng thần linh trước khi bắt đầu một vụ mùa mới. Đều đặn cứ vào tháng Tám Âm lịch hàng năm thì đồng bào dân tộc Thái lại rủ nhau tổ chức lễ ‘Mừng cơm mới’. Đây là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, trời đất đã giúp cho họ có được một mùa vụ bội thu, sung túc đủ đầy và bày tỏ những hy vọng cho một mùa màng sắp đến.
Trước ngày tổ chức lễ một hôm, đồng bào dân tộc Thái sẽ rủ nhau ra đồng gặt các bông lúa còn đẫm sương đêm về giã cốm dâng lễ vật. Vào ngày ấy, mọi người sẽ cùng nhau dâng lễ và tham gia những trò chơi rộn ràng và thưởng thức những gói cốm Tú Lệ đầy thơm ngon và hấp dẫn.
Người đồng bào dân tộc Thái còn thường dùng Nếp Tú Lệ để đồ xôi
Xôi Tú Lệ có độ dẻo và không bị tách hạt, thường được dùng kèm với thịt lợn mán nướng hoặc chấm kèm với muối vừng
Bình dị là thế, ấy vậy mà những hạt Nếp Tú Lệ đã luôn khiến bao người thương nhớ khi rời xa vùng cao Yên Bái. Bên cạnh nào Thịt trâu gác bếp Yên Bái đậm đà khó quên, nào Mật ong nhãn Văn Chấn với màu hổ phách đầy ấn tượng, giờ đây chốn rẻo cao Tây Bắc này còn có thêm những hạt lúa nếp non căng mẩy và thơm tho mùi sữa lúa. Nếu có dịp đến vùng cao Yên Bái, nhất định phải thưởng thức Nếp Tú Lệ bạn nhé!