Nằm trong quần thể danh thắng Đại nội, Kỳ đài Huế đã thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Gắn liền với biến cố thăng trầm suốt chiều dài lịch sử cùng với vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc, Kỳ đài Huế xứng đáng là khu du lịch văn hóa ấn tượng nhất cố đô.
1. Kỳ đài Huế ở đâu?
- Địa chỉ: nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế, đối diện với Ngọ Môn
- Giờ mở cửa Kỳ đài Huế tham khảo: cả ngày
Kỳ đài là gì? Kỳ đài Huế hay còn gọi là Cột cờ Kinh thành Huế, là một trong những địa điểm du lịch Huế nổi tiếng. Công trình kiến trúc này thuộc quần thể di tích Hoàng thành Huế và là biểu tượng quyền lực triều nhà Nguyễn.
Kỳ đài được dựng giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi Pháo đài Nam Chánh. Nơi đây được xem là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ đài Huế được xây dựng cùng các công trình khác trong Đại Nội vào năm Gia Long thứ 6, tức năm 1807 và trải qua nhiều lần tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Qua thời gian, Kỳ đài Huế đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất nước.
Giá vé Kỳ đài Huế tham khảo: kỳ đài nằm trong khu vực Đại nội Huế nên sẽ áp dụng giá vé vào cửa của Đại Nội
- Người lớn: 200.000 VNĐ/người
- Trẻ em: 40.000 VNĐ/người
- Người nước ngoài: 200.000 VNĐ/người
>>> Xem ngay đồi Thiên An Huế, thánh địa sống ảo tuyệt đẹp với con đường quanh co uốn lượn và những cánh rừng thông bạt ngàn.
2. Ý nghĩa của Kỳ đài Huế xưa
Kỳ đài Huế là công trình xây dựng trong thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu suy tàn. Vào thời điểm đó, ở các dịp lễ lớn, chầu mừng hay tuần du đều có quy định hiệu cờ.
Trong giai đoạn từ năm 1945 - 1975, Kỳ đài Huế cũng đã chứng kiến nhiều lần đổi thay của lịch sử với những lần kéo cờ báo hiệu. Hiện tại, trên đỉnh cột cờ là lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam phấp phới tung bay.
3. Tham quan Kỳ đài Huế hôm nay có gì thú vị?
3.1. Chiêm ngưỡng kiến trúc Kỳ đài, Kỳ đài Huế cao bao nhiêu?
Kỳ đài Kinh thành Huế gồm 2 phần chính là đài cờ và cột cờ. Phần đài cờ gồm có 3 tầng chóp cụt xếp chồng lên nhau. Tầng 1 có chiều cao hơn 5,5m, tầng 2 với chiều cao khoảng 6m, và tầng thứ 3 cao hơn 6m. Tổng chiều cao của phần cột cờ rơi vào 17.5m. Bên trái Kỳ đài có một lối nhỏ để lên cao. Ở đỉnh mỗi tầng xây lan can 1m, và được trang trí bằng gạch hoa rỗng cũng như có cả hệ thống thoát nước mưa.
Phần cột cờ trước kia được làm bằng gỗ nhưng sau đó đã chuyển thành ống gang. Tuy nhiên, sau thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, cột cờ đã được xây lại bằng sắt với tổng chiều cao là 37m. Đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Huế với những tấm hình “sống ảo” rất lung linh.
3.2. Check-in Ngọ Môn Huế đối diện Kỳ đài
Công trình Ngọ Môn Huế mang ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa to lớn. Đây không chỉ là di tích có kiến trúc hoàn mỹ mà còn là địa điểm check-in hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Cửa Ngọ Môn xây dựng theo lối kiến trúc kiểu phức hệ, gồm phần nền đài và lầu Ngũ Phụng, tổng thể rất hài hoà, ăn khớp dù tính chất và vật liệu xây dựng hoàn toàn khác nhau.
>>> Khám phá thêm cầu Tràng Tiền Huế, điểm check-in thơ mộng được đông đảo du khách tìm đến.
3.3. Khám phá Đại Nội Huế
Đã đến Kỳ đài thì bạn không thể không ghé thăm Đại Nội Huế. Kỳ đài là một trong những công trình kiến trúc lớn nhất của quần thể du lịch này. Đại Nội Huế được biết đến là kinh đô của nước ta dưới thời nhà Nguyễn, nó mang đầy đủ nét đặc trưng của kiến trúc phong kiến.
Những cung điện ở đây thiết kế theo phong cách cổ với nhiều tầng ý nghĩa, mang đến vẻ đẹp thiêng liêng cho mảnh đất này. Bên trong Đại Nội có những công trình kiến trúc để lại dấu ấn một thời như cung Diên Thọ, Ngọ Môn, điện Thái Hoà...
3.4. Ngắm Kỳ đài lung linh về đêm và xem Thần công khai hỏa
Sau khi tham quan các địa điểm trên, du khách nên quay lại để ngắm Kỳ đài buổi tối với hoạt động “Thắp sáng Kỳ đài” mỗi đêm, thường bắt đầu sau 19h. Để thắp sáng cũng như tạo điểm nhấn độc đáo cho thành phố Huế về đêm, 1.000 chiếc đèn led đã được bố trí xung quanh Kỳ đài Huế.
Ngoài ra, các khẩu Thần công dựng trên Kỳ đài cũng sẽ được khai hỏa, mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách tham quan. Đây cũng là hoạt động tái hiện lại lịch sử dưới triều vua Nguyễn, góp phần tôn vinh và bảo tồn giá trị của Kỳ đài.
>>> Phố đi bộ Huế - Khám phá một Huế rất khác khi về đêm
4. Ăn gì khi tham quan Kỳ đài Huế?
Kỳ đài nằm ngay trung tâm thành phố Huế, gần chợ Đông Ba nên có rất nhiều quán ăn ngon, du khách hãy thử thưởng thức những đặc sản Huế này nhé:
- Bún bò Huế: bún bò Huế là món ăn nổi tiếng ở đây với phần nước lèo làm từ xương heo hầm đậm đà, ăn kèm với chân giò béo ngậy cùng một vài loại rau sống, giá đỗ…
- Bánh bột lọc Huế: đã đến Huế thì không thể nào không thưởng thức món bánh bột lọc trứ danh. Bánh có lớp vỏ ngoài trong suốt, dẻo mềm, phần nhân có thịt và tôm. Khi ăn, chấm cùng chút nước mắm chua ngọt.
- Bánh ép Huế: bánh ép Huế là món ăn dân dã của người dân nơi đây. Bánh có hình dáng khá giống bánh tráng nhưng vị lại đặc biệt hơn. Khi ăn, sẽ thấy rõ vị ngậy của thịt và trứng, giòn tan của bột và cay tê của nước chấm tỏi, ớt.
- Chè hẻm Huế: chè cũng là một thức quà rất riêng ở Huế. Chè Huế có đến hàng chục loại, mỗi loại là một hương vị khác nhau. Chè Huế ăn thanh mát, ít ngọt và giá rất rẻ.
>>> Bật mí 15 quán ăn vặt ở Huế ngon - rẻ - hấp dẫn nhất
Đi du lịch Huế, ngoài Kỳ đài, Ngọ Môn, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ Huế... cố đô Huế còn rất nhiều địa điểm tham quan, check-in nổi tiếng khác. Để có hành trình khám phá tại Huế lý tưởng nhất, bạn nên lựa chọn chỗ lưu trú tốt.
Melia Vinpearl Hue tọa lạc tại trung tâm thành phố, chỉ cách cổng Ngọ Môn 2km, dễ dàng di chuyển, là khách sạn được nhiều du khách đánh giá cao bởi hệ thống phòng nghỉ sang trọng, nhiều tiện ích, dịch vụ đẳng cấp 5 sao.
Kỳ đài Huế không chỉ là chứng tích lịch sử của nước nhà mà ngày nay còn trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Huế của bất cứ du khách nào. Trở về vùng đất cố đô, ngắm nhìn cột cờ sừng sững với lá quốc kỳ tung bay, bên cạnh những tấm ảnh check-in tuyệt đẹp, du khách sẽ có thêm nhiều những trải nghiệm về văn hóa và lịch sử dân tộc Việt cho riêng mình.