Tết ở Sài Gòn có gì đặc biệt? Tết ở Sài Gòn nên đi đâu chơi? Về cơ bản tập tục đón Tết ở các vùng miền đều giống nhau nhưng bên cạnh đó mỗi địa phương cũng có những nét chơi lễ khá riêng. Cùng xem thử cái Tết ở Sài Gòn sẽ diễn ra như thế nào? Người dân Sài thành ăn tết ra sao và đi chơi những đâu nhé.
Nội dung chính
Khác với miền Trung và miền Bắc, Sài Gòn vào ngày Tết thời tiết vẫn mang cái khô nóng như những ngày khác. Với thời tiết này, người dân Sài Gòn chọn chơi mai thay vì chưng đào như các địa phương khác. Mai là loài hoa đẹp, là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc. Cây mai được biết đến với câu chuyện liên quan đến một cô gái đẹp, hết lòng yêu thương cha mẹ, gia đình.
Mâm cỗ của người miền Nam thường có 3 món chính là bánh tét, bánh tráng và thịt kho tàu. Với người miền Nam, bánh tét chính là hình ảnh tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác. Cùng với bánh tét là thịt kho tàu. Thịt heo ngon được lựa chọn từ bắp đùi, nạc thăn hầm với nước dừa. Thịt kho tàu thường được ăn kèm với các loại rau cuốn bánh tráng.
Ngoài ra, người Sài Gòn rất quan trọng ý nghĩa của mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này có tên gọi với âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày tết vì câu “quýt làm, cam chịu”. Ngày nay người miền Nam không còn cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là “bát, cửu, thập quả”.
Tết ở miền Nam bắt đầu muộn hơn với các vùng miền còn lại. Người miền Nam không quá cầu kỳ trong việc dọn nhà đón tết nên không chuẩn bị tết quá sớm. Tết với người miền Nam chỉ bắt đầu trước ngày mùng 1 khoảng 3 ngày, nhưng kéo dài tới tận Rằm tháng giêng âm lịch. Điểm đặc biệt của người miền Nam là mùng 1 tết thường dành cho gia đình theo đúng nghĩa “mùng một tết cha”. Vào ngày này, con cháu trong gia đình tập trung về chúc tết ông bà, sau đó mới vui chơi cùng bạn bè và tham gia lễ hội hoặc đến các điểm vui chơi giải trí.
TP.HCM có trên 500.000 người Việt gốc Hoa sinh sống rải rác ở các quận, huyện, tập trung đông nhất ở quận 5, quận 6 và quận 11.
Vào tháng Chạp, người Hoa chọn ngày tốt để quét, dọn dẹp nhà cửa, làm lễ tạ thần. Đó là lễ đáp tạ Trời, Phật, ông bà đã cho gia đình một năm bình an. Cúng xong, người ta mang vật cúng chia cho họ hàng, người quen, gọi là chút quà thơm thảo. Nhà này mang vật cúng cho nhà kia và ngược lại. Đây cũng là cách làm cho tình thân thêm gắn bó.
Sau đó, tới lễ đưa ông Táo. Khác với người Việt cúng đưa ông Công, ông Táo vào tối 23 tháng Chạp, người Hoa ở TP.HCM thường tiễn ông Táo về trời vào sáng 24 tháng Chạp. Vật cúng ông Táo thường có các món ngọt như kẹo thèo lèo và quýt.
Tết ở Sài Gòn thì đi đâu để trải nghiệm không khí Tết nô nức?
Địa điểm này nằm ngay trung tâm quận 1, đối diện UBND Tp. Hồ Chí Minh. Phố đi bộ Nguyễn Huệ rộng rãi thoáng mát phù hợp để cùng bạn bè, người thương dạo chơi ngắm phố phường ngày Tết.
Mỗi bước chân bạn sẽ cảm nhận được hơi thở của Sài Gòn từ những ánh đèn lấp lánh phát ra từ nhiều tòa nhà cao tầng ở hai bên. Quanh đây cũng có nhiều quán cà phê để mọi người ngồi xuống trò chuyện hoặc chụp ảnh check-in.
Ngày Tết thì không thể thiếu hoa. Tết ở Sài Gòn ngập tràn sắc hoa muôn màu. Các bạn có thể tham khảo một số chợ hoa xuân sau:
Đường hoa Nguyễn Huệ: Phố đi bộ Nguyễn Huệ đều tổ chức hội chợ hoa với nhiều chương trình biểu diễn vô cùng đặc sắc. Trong đó phải kể tới lễ dâng hoa, sắp đặt rau củ quả, nghệ thuật cắm hoa
Hội hoa xuân Tao Đàn: Được tổ chức tại công viên Tao Đàn với nhiều loại hoa nghệ thuật thu hút người dân tới chụp hình và vui chơi cùng nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Hội chợ hoa xuân kéo dài từ ngày 25 đến ngày mùng 6 Âm lịch.
Hội chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng: Hội chợ được tổ chức trong khuôn viên rộng lớn tới 7ha từ ngày 23 tới mùng 5 Tết Âm lịch.
Sau một năm làm việc cực nhọc, con người cần được nghỉ ngơi, ngâm mình trong làn nước nóng để xua tan đi những căng thẳng. Khu nghỉ dưỡng này nằm ở Quốc Lộ 55, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Không chỉ có view đẹp, các bạn còn được trải nghiệm dịch vụ: Tắm nước khoáng nóng, ngâm chân thư giãn, luộc trứng, tắm bùn đẹp da,…
Trong những ngày Tết, các gia đình thích chưng câu đối đỏ. Ngoài ra xin chữ đầu năm cũng là một nét đẹp văn hóa của người Việt để cầu chúc con cái đường học hanh thông, sáng lạn.
Trên đây, Vntrip vừa gửi đến bạn đọc một số điểm riêng của Tết ở Sài Gòn và những địa điểm du xuân nơi đây.
Bài viết liên quan:
Bình luận
Bài viết mới
Bài viết liên quan