Nội dung chính
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,..
Thác Prenn
Nằm ngay dưới chân đèo Prenn, trên đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. thác Prenn là một trong những đoạn thác còn giữ được vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.
Thác Voi
Thác Voi hay còn được gọi là thác Liêng Rơwoa một trong những thác nước đẹp của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m cách không xa Chùa Linh Ẩn. Mặc dù nằm ngay vùng thị trấn nhưng thác vẫn giữ được vẻ hoang sơ, quyến rũ. Năm 2001 thác Voi được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia.
Thác Pongour
Thác pongour còn gắn với truyền thuyết hào hùng của người đồng bào dân tộc K’Ho.
Ga xe lửa Đà Lạt
Vườn Hoa Đà Lạt
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt
Địa chỉ: 29 Yersin, TP. Đà Lạt
Dinh I
Dinh I nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.
Dinh II
Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Dinh III
Dinh III là tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại (Dinh Bảo Đại), vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Hồ Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm có diện tích hơn 350ha, độ sâu có nơi trên 30m. Nước hồ chảy qua một đập tràn 6 bậc và cung cấp nước tưới cho vùng đất dưới chân thác Prenn (huyện Đức Trọng) vào mùa khô.
Hồ Than Thở
Địa chỉ: đường Hồ Xuân Hương, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm.
Núi LangBiang
Núi Lang Biang còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m.
Thung lũng Tình yêu
Thung lũng vàng
Thung lũng Vàng gồm nhiều cụm đảo bonsai với những cây cảnh quý hiếm, tạo dáng điêu luyện và kỳ hoa dị thảo không thấy trong các vườn hoa khác ở Đà Lạt.
Đồi Mộng Mơ
Với tổng diện tích gần 12 hecta,khu du lịch Đồi Mộng Mơ Đà Lạt được tôn tạo từ Hồ Rồng trước kia, nay đã được biến chuyển thành một khu du lịch khép kín với một diện mạo hoàn toàn mới.
Làng Cù Lần
Làng Cù Lần điểm du lịch mới ở Đà Lạt, là một ngôi làng nhỏ xinh đẹp, lãng mạn nằm lọt thỏm giữa hàng ngàn héc-ta rừng nguyên sinh hoang dã dưới chân đỉnh núi Lang Biang trải rộng, cách khu du lịch Thung Lũng Vàng 9 km vào hướng Suối Vàng – Suối Bạc.
Biệt thự Hằng Nga/ Ngôi nhà quái dị
Biệt thự Hằng Nga được xây dựng từ năm 1990 trên khuôn viên rộng gần 1.900m2chủ nhân của nơi này là kiến trúc sư Đặng Việt Nga, công trình này ban đầu có tên là biệt thự Hằng Nga, sau đổi thành “Crazy house” hay “Ngôi nhà kỳ dị”.
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn Quốc Gia Cát Tiên có thảm động thực vật phong phú, được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.
Ga Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng nhìn ra Hồ Tuyền Lâm xanh ngắt tuyệt đẹp. Đây là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt có số lượng khách tới tham quan nhiều nhất.
*Thiền viện Vạn Hạnh *
Thiền viện khởi nguyên là khuôn hội Vạn Hạnh do Phật tử địa phương dựng lên để lễ bái, sinh hoạt. Năm 1980, Thượng tọa Thích Viên Thanh về trụ trì đã xây dựng thành ngôi chùa Vạn Hạnh trên diện tích 2ha.
Chùa Linh Phước
Chùa Linh Phước có kiến trúc khảm sành độc đáo, đặc biệt có tượng con rồng làm bằng 12000 vỏ chai bia nên chùa còn được gọi là chùa Ve Chai.
Chùa Linh Sơn
Chùa được dựng vào năm 1938, xây theo lối kiến trúc Á Đông, giản dị và hài hòa. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng.
Chùa Linh Ẩn
Linh Ẩn Tự cách thành phố du lịch Đà Lạt 27 km, từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách, đặc biệt là du khách Tây phương ưa mạo hiểm, thích khám phá và tận hưởng sắc màu Đông phương.
Nhà thờ Con Gà (Nhà thờ chính tòa Đà Lạt)
Nhà thờ Con Gà nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại, trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn.
Nhà thờ Domaine de Marie ( Lãnh địa Đức Bà)
Lễ hội Đâm Trâu
Khi mùa màng đã thu hoạch xong, cả làng tổ chức lễ đâm trâu (sa rơpu) để tạ ơn thần linh, đặc biệt là thần Ndu. Thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa. Người Lạch coi đây là thần hộ mệnh của buôn làng.
Lễ hội Cồng Chiêng
Được tổ chức luân phiên hàng năm ở các tỉnh có văn hóa cồng chiêng. Lễ hội Cồng chiêng không chỉ để giao lưu với thần linh, thông tin đến mọi người trong buôn làng, mà còn là tâm hồn của người Tây Nguyên đầy trữ tình và khát vọng yêu cuộc sống.
Lễ cúng thần Suối
Thời gian: Tháng 3 hàng năm
Địa điểm: tùy theo từng làng
Lễ cúng thần Suối với mục đích tạ ơn thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau và thường được tiến hành vào sau khi thu hoạch vụ mùa và Lễ mùng lúa mới.
Lễ cúng thần BơMung
Thời gian: Tháng 3
Dân tộc: Churu
Du khách tham gia lễ hội độc đáo này sẽ được trải nghiệm rất nhiều hoạt động đặc sắc vô cùng hấp dẫn. Lễ hội cúng thần Bơmung ở Đà Lạt diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ sáng sớm tinh mơ đồng bào đã tụ tập đông đảo trước sân đình (Bơ mung) và như đã trở thành quy tắc đó là mọi người im lặng và xếp hàng ngay ngắn thành hai bên.
Lễ Cúng cơm mới
Thời gian: Diễn ra trùng với tết Nguyên Đán của người Việt.
Địa chỉ: Tại phường B’Lao, thị xã Bảo Lộc.
Lễ Cúng cơm mới laà lễ cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy.
Lễ hội trà
Lễ hội trà là ngày hội lớn gắn với niềm tự hào của những người làm trà mà còn là dịp để các làng trà, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trên lĩnh vực trà trong cả nước giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, giới thiệu, quảng bá thương hiệu trà.
Festival Hoa
Festival Hoa Đà Lạt là một lễ hội triễn lãm các loài hoa từ các vùng miền trong cả nước và một số loài hoa ở các nước khác.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV nơi lưu giữa Mộc bản Triều Nguyễn được công nhận là “di sản tư liệu thế giới”; với 34.619 tấm mộc bản, tương đương 55.320 mặt khắc, 152 đầu sách, 1.953 quyển.
Viện sinh học Tây Nguyên/ Phân viện sinh học Đà Lạt
Ngoài khung cảnh đẹp, Phân Viện Sinh học còn là một bảo tàng động vật và vườn thực vật.
Bảo tàng Lâm Đồng
Bình luận
Bài viết mới
Bài viết liên quan