Nội dung chính
Cách trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt 500 mét về phía Đông, Ga Đà Lạt được coi là nhà ga cổ và đẹp nhất còn sót lại hiện nay ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Cùng Vntrip.vn khám phá từng nét đẹp của địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng này nhé!
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ A – Z “không thể bỏ qua”
Ga Đà Lạt là nhà ga xe lửa răng cưa cổ của thành phố Đà Lạt. Được người Pháp Khởi công xây dựng vào năm 1932. Cho đến năm 1938, nhà ga được đưa vào hoạt động với tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt. Tuyến đường sắt này dài hơn 80 km với đường ray răng cưa để leo dốc đồi núi. Tuyến đường sắt vẫn được duy trì hoạt động sau khi người Pháp rút khỏi nước ta, cho đến năm 1972 thì ngừng hẳn vì chiến tranh.
Hiện nay, nhà ga Đà Lạt đi vào hoạt động như một địa điểm du lịch, chụp hình. Bên cạnh đó, nhà ga còn phục vụ nhu cầu du lịch chùa Linh Phước theo tuyến đường ga Đà Lạt đi Trại Mát dài 7km.
Mang hình dáng như ngọn núi Lang Biang, với chiều dài khoảng 66m, chiều ngang rộng 11,4m, cao 11m, ga Đà Lạt trông tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp nhưng vẫn chất chứa trong mình những chất riêng, mà chỉ những con người đến đây mới cảm nhận được.
Nhà ga Đà Lạt Lâm Đồng được xây dựng bên cạnh trường Trung học Yersin Đà Lạt, tạo nên khung cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và tổng thể thống nhất giữa những tòa nhà. Nhà ga được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại của phương Tây nổi bật là mặt trước với ba hình chóp mái cách điệu từ hình ảnh 3 đỉnh núi cao nhất Lang Biang và hình tượng mái nhà rông Tây Nguyên độc đáo. Ở mái chóp giữa có đặt chiếc đồng hồ, bên dưới có thiết kế các ô cửa kính đầy đủ màu sắc và những đường lượn cong mềm mại của mái hiên.
Với mặt bằng được tổ chức theo nguyên tắc đối xứng qua các trục vuông, sự đồ sộ của công trình kiến trúc này thể hiện rõ qua hệ vì kèo đỡ mái bằng bê tông với chiều cao lên đến 6m. Những kiến trúc xưa vẫn được lưu giữ gần như trọn vẹn, các ô cửa được lắp kính tạo màu tạo hiệu quả ánh sáng cho toàn bộ khu vực bên trong nhà ga đặc biệt là những dòng chữ quốc ngữ “Lý trình hoa xa”, “Cáo thị giờ tàu”,…
Tuyến đường tàu của ga Đà lạt có chiều dài 84km. Trong đó xuyên qua 5 hầm có độ dốc khá cao nên cần phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa. Tổng chiều dài cần sử dụng thiết kế răng cưa là 16km.
Tuyến đường sắt răng cưa từ ga Đà Lạt này dần trở thành một lối kiến trúc và thiết kế độc đáo của nước ta và trên thế giới. Hàng ngày đều có 3 đội tàu đi theo 3 tuyến: Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang, Tháp Chàm – Đà Lạt, Sài Gòn- Tháp Chàm – Đà Lạt hoạt động. Ga Đà Lạt cùng ga Hải Phòng chính là những nhà ga cổ kính nhất còn sót lại ở nước ta.
Tuy nhiên, hiện nay nhà ga không còn hoạt động chuyên chở như trước mà chỉ phục vụ du lịch. Ga Đà Lạt trở thành địa điểm du lịch và chụp hình được khá nhiều du khách lựa chọn. Với đoạn đường dài 7km, trên con tàu cổ, đi khá chậm và tiếng kêu to nhưng vẫn là dịch vụ mà du khách cảm thấy thích thú khi được 1 lần trải nghiệm.
Giá vé tham quan ga Đà Lạt là 5.000đồng/người. Nhà ga là chứng tích lịch sử được lưu giữ cho đến nay, được khách du lịch trong và ngoài nước bình chọn là địa điểm du lịch Đà Lạt không thể bỏ qua. Nhà ga thành phố Đà Lạt không chỉ đẹp với lối thiết kế mà còn sở hữu rất nhiều kỷ lục:
Trước đây, ga Đà Lạt sử dụng 4 toa nhỏ. Mỗi lần chỉ chở được tối đa 80 hành khách. Đặc biệt, hiện nay, nhà ga đã đưa vào hoạt động thêm 2 toa tàu mới có sức chứa 128 hành khách để phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng đông.
Bên cạnh việc đến thưởng thức vẻ đẹp cổ xưa mà rất độc đáo của nhà ga cổ ở Đà Lạt, các bạn có thể kết hợp du lịch các địa điểm gần đó như là quảng trường Lâm Viên, Hồ Xuân Hương, trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt, vườn hoa cẩm tú cầu,…
Nếu có dịp đến vớithành phố ngàn hoa Đà Lạt , các bạn đừng quên dành chút thời gian ghé thăm Ga Đà Lạt để cảm nhận lại những thành tựu cũng như thưởng thức nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng và lưu lại cho mình những kỷ niệm thật đẹp về Đà Lạt nhé!
>>Tin liên quan:
Bình luận
Bài viết mới
Bài viết liên quan