Giá:
Cột Cờ Lũng Pô từ sau ngày khánh thành đã có rất nhiều du khách đến tham quan cả trong và ngoài nước. Nhân dân đến đây đều mang theo một niềm tự hào dân tộc cũng như tưởng nhớ ông cha, những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam
Cột cờ Lũng Pô là niềm tự hào của con người Lào Cai và cả nhân dân Việt Nam. Đây là nơi của dòng chảy con sông Hồng chảy vào Đất Việt. Công trình cột cờ Lũng Pô luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong các tuyến lân cận khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
✅ Địa chỉ | xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai |
✅ Năm xây dựng | 26 tháng 3 năm 2016 |
✅ Chiều cao | 41m |
✅ Diện tích | 2100m² |
Cột cờ Lũng Pô đứng sừng sững hiên ngang ở nơi miền biên viễn, đánh dấu lãnh thổ của đất nước. Cột cờ tọa lạc tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát thuộc địa phận tỉnh Lào Cai. Các nhà du lịch lớn cho rằng, Cột Cờ Lũng Pô không chỉ là niềm tự hào của nhân dân, thanh niên đất nước mà còn là một công trình lớn đóng góp vào việc phát triển du lịch của vùng biên giới Bát Xát, Lào Cai.
Để đến được cột cờ Lũng Pô, xuất phát từ trung tâm thành phố Lào Cai, du khách cần di chuyển khoản 107km đường đi. Đoạn đường di chuyển khá quanh co và khúc khuỷu. Vậy nên bạn nên lựa chọn những phương tiện di chuyển phù hợp để đảm bảo an toàn trên chuyến đi nhé.
Du khách di chuyển về hướng Tây Bắc để đi về quốc lộ 4D. Đi dọc trên quốc lộ 4D đến Thủy Hoa ở Cốc Lếu của thành phố Lào Cai, bạn tiếp tục đi qua Bản Vược. Sau đó, du khách di chuyển vào đường tỉnh 156 để đến A Mú Sung. Tiếp tục di chuyển thêm khoảng 41km nữa du khách sẽ đến được cột cờ. Giữa một khung cảnh màu xanh của cây cối, cột cờ Lũng Pô sừng sững hiện ra với lá đại kỳ phấp phới giữa nắng và bầu trời xanh.
Cột cờ Lũng Pô là một công trình được xây dựng tại nơi của con sông Hồng chảy vào Đất Việt. Công trình này có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biên giới của quốc gia, lãnh thổ đất nước Việt Nam. Cột cờ được xây dựng vào ngày 26 tháng 3 năm 2016 cho đến đầu năm 2018 thì hoàn thành.
Cột cờ Lũng Pô được xây dựng với diện tích là 2100m², chiều cao cột cờ là 41m. Trong đó, phần thân của cột cờ là 31.34m tượng trưng cho độ cao của đỉnh núi Phanxipang ở Sapa cao 3143m. Phần còn lại là cột chính treo cờ cao 9.57m. Lá cờ Tổ quốc được treo trên đỉnh rộng 25m² tượng trưng cho 25 đồng bào dân tộc tỉnh miền núi của vùng biên giới Lào Cai.
Quy mô của công trình cột cờ Lũng Pô khá lớn và chỉ đứng sau cột cờ Tổ quốc ở địa đầu Lũng Cú tỉnh Hà Giang. Nhiều ý kiến cho rằng, cột cờ có nhiều chi tiết rất thú vị khá hao hao với cột cờ Lũng Cú. Chẳng hạn như hành lang cầu thang đi lên có thiết kế giống với cột cờ Lũng Cú. Nếu cột cờ Lũng Cú với lá cờ 54m tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam thì cột cờ Lũng Pô có lá cờ 25m là 25 anh em dân tộc tại Lào Cai.
Đường lên cột cờ du khách sẽ phải chinh phục 125 bậc thang hình xoắn ốc. Từ nơi cao nhất, bạn có thể hướng tầm nhìn đến cảnh quan hùng vĩ bao la của núi rừng Lào Cai Tây Bắc. Đặc biệt, con suối Lũng Pô nổi bật với dòng nước xanh biếc tuyệt đẹp hòa với dòng chảy của sông Hồng chảy vào Việt Nam. Cột cờ Lũng Pô luôn là niềm tự hào, là sự tôn vinh của những anh hùng đã nằm xuống vì độc lập, an yên cho vùng biên giới của Tổ quốc.
Đến cột cờ Lũng Pô là đến với vùng Tây Bắc, Lào Cai. Bạn không thể bỏ qua những tuyệt mỹ của thiên nhiên như thửa ruộng bậc thang long lanh nước của mùa nước đổ. Màu vàng óng của mùa thu ở A Lù, Ngải Thầu hay Y Tý luôn khiến du khách phải mê hoặc bởi cảnh đẹp nơi đây. Đặc biệt hơn, mô hình du lịch cộng đồng ngày càng phát triển vì vậy bạn có thể tham quan khám phá trải nghiệm nhiều hoạt động tại các bản làng của người Hà Nhì ở Y Tý.
Ở đây có cây cầu Thiên Sinh, là dấu mốc phân định vùng biên giới của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Trên ngã ba sông huyền thoại, là nơi suối Lũng Pô chảy gặp sông Hồng ở cột mốc 92, hình ảnh lá cờ màu đỏ ngôi sao vàng tung bay rực rỡ giữa trời xanh bát ngát của Lũng Pô. Lá cờ như soi bóng xuống dòng sông Hồng tạo nên vẻ đẹp thiêng liêng nơi đất thiêng làm sao.
Cột cờ Lũng Pô từ sau ngày khánh thành đã có rất nhiều du khách đến tham quan cả trong và ngoài nước. Nhân dân đến đây đều mang theo một niềm tự hào dân tộc cũng như tưởng nhớ ông cha, những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng của vùng biên giới Lào Cai và là một địa danh đặc biệt của du lịch Việt Nam nói chung.