Giá:
Thắng cố truyền thống ban đầu chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai, quê hương của món ăn đặc sản độc đáo của du lịch Sapa.
Nồi thắng cố truyền thống có thịt ngựa, lòng, tim, gan, tiết ngựa… và 12 thứ gia vị thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác. Trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Món thắng cố được chế biến khá đơn giản. Thịt và nội tạng ngựa được rửa sạch, ướp với các gia vị truyền thống. Rồi dùng một cái chảo lớn, cho tất cả thịt và nội tạng vào xào cho đến khi miếng thịt se se cạnh thì đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ trên bếp than hồng rực. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau.
Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa bỏ vào. Các loại rau nhúng ăn kèm là cái mèo, ngồng su hào, cải lẩu… Gia vị chấm được làm bằng loại tương ớt đặc biệt ở Mường Khương có vị mặn, cay, nồng, khi ăn vào có tác dụng làm ấm người. Nội tạng ngựa khi chế biến sạch có vị rất thơm, ăn rất giòn và ngon. Vị đặc trưng của thịt ngựa, bùi bùi, ngòn ngọt hòa lẫn vào gia vị chấm thật không gì bằng.
Ăn thắng cố phải kèm với xôi ngũ sắc hay uống rượu ngô Bắc Hà - thứ rượu nồng, ấm và thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Chính vì vậy mà uống vào đến đâu thấy vị ngọt đi theo đến đấy. Khi cả đồ ăn và thức uống hòa quện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên