Là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Chính sự khác biệt về văn hóa đã thôi thúc mọi người tìm hiểu về các ngày lễ thú vị này. Những ngày đầu xuân, nước ta lại nhộn nhịp trong những lễ hội truyền thống. Cùng Vntrip khám phá ngay nhé!
Nội dung chính
Những ngày Tết, miền Bắc sẽ đón các lễ hội:
Lễ hội chùa Hương diễn ra ở Mỹ Đức, Hà Nội từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Địa điểm tổ chức là khu thắng cảnh Hương Sơn. Lễ hội này được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Hàng năm có hàng ngàn người từ khắp mọi miền đất nước tụ hội về đây để tham gia lễ hội ý nghĩa này.
Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Nơi đây có sự hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ và con người hiền hòa. Không chỉ được bái Phật, du khách đến đây còn được tham gia các hoạt động như chèo thuyền, leo núi chơi hang, chơi động.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa trở thành quốc lễ. Ngày này được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung. Vì thế nên du khách sẽ có cơ hội chơi các trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Nổi bật nhất phải kể đến trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Ngoài ra, lễ hội gò Đống Đa còn có các hoạt động hết sức ý nghĩa là lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước.
Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội này thể hiện sự tri ân công đức các vị vua Trần.
Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ðường lên đỉnh Yên Tử uốn lượn, được che chở dưới bóng của những cây đại thụ. Đường đi khó khăn chính là một cuộc thử thách đức tin, kiểm chứng lòng thành với Phật.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là cách người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ bao gồm hai phần chính là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương.
Miền Trung cũng là nơi nổi tiếng với sự đa dạng lễ hội tâm linh trong những ngày đầu xuân. Thời gian khởi đầu của một năm nên mọi người thường đến tri ân các vị thần tổ cũng như cầu mong một năm an lành.
Lễ hội diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 Tết tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Trong ngày này, người dân tổ chức các hoạt động để tưởng nhớ vua Mai Hắc Đế.
Đây là lễ hội truyền thống của Huế diễn ra vào ngày 9 đến 10 tháng Giêng. Lễ hội vừa mang tính tâm linh vừa khuyến khích tinh thần vận động của người dân.
Lễ hội Cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông) được tổ chức vào tháng Giêng là nét đẹp văn hoá của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian. Người dân thường cầu mong một mùa đánh bắt bội thu, cá tôm đầy ghe.
Người dân các tỉnh miền Nam thường tổ chức các ngày lễ sau vào khoảng thời gian Tết, đầu xuân:
Đây là lễ hội của người Tây Ninh, được diễn ra từ mùng 4 Tết. Du khách đổ về hành hương, lễ bái và tham quan rất đông tại đây. Trên đường leo núi, du khách có thể dừng chân tại đền Linh Sơn Thánh Mẫu hoặc Miếu Sơn Thần.
Hội chùa Bà Thiên Hậu (hội chùa Bà) diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến rằm tháng giêng ở Bình Dương. Lễ hội mang đậm văn hóa đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ. Người dân thường bày bàn ra trước cửa nhà để cúng tế vào đêm 13 tháng Giêng để chuẩn bị cho lễ rước Bà vào ngày hôm sau. Lễ rước Bà Thiên Hậu được tổ chức theo nghi thức truyền thống, kiệu Bà được rước khắp phố phường cùng đội múa sư tử, múa lân, rồng, cờ xí …
Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng giêng hàng năm, hội đền Đức Thánh Trần ở TP Hồ Chí Minh. Những ngày lễ hội là tấm lòng tri ân công đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời giáo dục truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ.
Thời gian Tết đến xuân về là thời điểm bước sang năm mới của người Việt Nam. Vì thế nên thời điểm này thường có các lễ hội về mặt tâm linh để mọi người cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới. Bên cạnh đó những lễ hội này còn là dịp để người dân tri ân, tưởng nhớ công lao của tổ tiên, những vị anh hùng trong lịch sử.
Bình luận
Bài viết mới
Bài viết liên quan