Nội dung chính
Xã Lát Đà Lạt nằm dưới chân núi Lang Biang, thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 12km, cho đến nay Xã Lát vẫn giữ nguyên vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ vốn có của nó. Nơi đây chủ yếu là người dân tộc Lạch sinh sống – những cư dân đầu tiên của Đà Lạt. Xã Lát góp phần tạo nên văn hóa riêng, độc đáo làm cho Đà Lạt thêm đặc biệt hơn.
Cách thành phố Đà Lạt chừng 12km, không gần nhưng không xa cho du khách muốn tham quan du lịch. Với dự định muốn đi tham quan các dân tộc tiểu số, tìm hiểu về mọi hoạt động sinh hoạt của các dân tộc ở nơi đây, tôi liền lên kế hoạch cho chuyến phượt Đà Lạt để thỏa mãn niềm yêu thích khám phá của mình.
Ngồi trên xe bus, tôi hình dung đủ mọi thứ từ thiên nhiên đến con người, từ cách ăn uống sinh hoạt đến lịch sử văn hóa của các dân tộc này. Lúc xe bus dừng lại, bước xuống xe là một hình ảnh tôi không thể nào tưởng tượng được những ngôi nhà bé như hộp diêm, nằm thưa thớt trên các ruộng rau bậc thang, những đồi thông bạt ngàn, trang trại trồng rau, trồng hoa lấp loáng dưới ánh mặt trời. Tất cả đều được phác họa chân thực nhất về một cao nguyên Lâm Viên.
Con đường mòn quanh co đi vào Xã Lát (Ảnh sưu tầm) |
Cuộc sống người dân ở đây cũng không mấy khá giả, chỉ phụ thuộc vào nguồn thu du lịch. Tôi bắt đầu đi vào từng nhà dân để tìm hiểu đời sống của cộng đồng người dân tộc và biết được thêm nhiều điều thú vị về cuộc sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.
Sáng hôm đó tôi được một gia đình trong bản dân tộc Lạch dẫn đi tham quan vườn quốc gia Bidoup, vì đường dốc chật hẹp và khó khăn nên phải mất gần 20 phút mới vượt qua đường mòn, con suối Đassar hiện ra trước mặt như một phần thưởng khích lệ nho nhỏ cho tôi. Dòng sông nước trong xanh, mát lạnh chỉ cần một ngụm nhỏ đã làm cho tôi bừng tỉnh và lấy lại tinh thần. Đến trưa chúng tôi dừng chân tại một tán cây xanh ngồi ăn một ít thức ăn nhẹ, gió vi vu, không khí trong lành làm cho con người thật dễ chịu.
Về đến bản làng sau cuộc khám phá vườn quốc gia Bidoup, tôi bắt đầu rửa tay chân và vào ăn cơm tại một gia đình nhỏ những món ăn của họ đều lấy nguyên liệu từ chính mình làm ra: một dĩa rau cải luộc, một tô canh khoai, cà rốt, một dĩa cá chiên nhưng lại chứa đựng cả một bầu không khí vui vẻ. Vừa ăn tôi bắt đầu trò chuyện và hỏi thăm về gia đinh về thôn bản về những văn hóa, học được một ít thứ tiếng của họ như “niêm xá” đó là lời chào lúc gặp mặt. Những người dân ở đây thật là hiếu khách, thân thiện làm sao.
Tối đến tôi còn được thưởng thức món thịt rừng nướng thơm phức bên cạnh bình rượu cần ngọt lịm. Rượu cần được ngâm bằng lá cây, gạo nếp nên ngọt lịm từ đầu lưỡi, uống vào cứ vui lâng lâng, ngây ngất không thôi.
Rượu cần ngây ngất lòng người không thôi (Ảnh sưu tầm) |
Đến khuya, sau chuyến phượt Đà Lạt mọi người lại cùng nhau quây quần dưới ánh lửa trại ấm cúng, cùng tìm hiểu về lịch sử, văn hóa bản làng, các tập tục thời xưa còn lưu giữ. Đó là một nét truyền thống riêng biệt, độc đáo để phân biệt được dân tộc Lạch ở Đà Lạt so với dân tộc Lạch ở Tây Bắc. Độc đáo hơn là âm thanh của tiếng khèn Mbướt réo rắt du dương càng làm cho du khách thích thú trong điệu múa xập xòe của các chàng trai cô gái nhịp nhàng, uyển chuyển nhưng vẫn cứng rỏi mạnh mẽ, tất cả đều thể hiện nét đẹp của người dân tộc vùng sâu vùng xa – mạnh mẽ trước cuộc sống khó khăn. Nhìn cảnh quang buổi tối trên vùng cao Đà Lạt làm say đắm lòng người, những đồi rau bậc thang chạy dài xa tít sáng rực cả đồi núi, những ngôi nhà ngỏ liêu xiêu mất hút trong sương đêm, những con đường làng đầy đất đỏ, những ánh đường điện đường lúc tắt lúc đỏ làm cho người ta thấy giản dị đơn sơ nhưng lại chứa đựng tình người.
Nét độc đáo của văn hóa dân tộc Lạch (Ảnh sưu tầm) |
Tôi bắt đầu về nhà dân nghỉ ngơi, trên đường đi không khỏi suy nghĩ về cuộc sống tình cảm nơi đây đã giành cho mình. Càng nghĩ càng nể phục họ, cho dù cuộc sống lam lũ nhọc nhằn chừng nào thì họ luôn tươi cười, yêu đời, yêu cuộc sống họ bấy nhiêu. Có lẽ văn hóa cồng chiêng không chỉ là văn hóa phi vật thể của nhân loại mà còn là thứ âm thanh giúp con người sống lạc quan, yêu đời và suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Những người trong bản làng đã lên rẫy làm việc từ sáng sớm, tôi cũng đi theo họ lên rẫy để hiểu hơn về cách trồng rau, trồng dâu tây cũng như các loại hoa. Từng vườn rau bậc thang được chăm sóc chu đáo từ tưới tiêu cho đến việc cuốc đất, bón phân. Có lẽ những người nơi đây hăng say công việc của mình bởi họ làm bằng một tình yêu thiên nhiên kì diệu để mang đến những bó rau xanh mướt, mơn mởn cho mọi người.
Chuyến du lịch bụi Đà Lạt khó quên ((ảnh sưu tập) |
Đã đến lúc rời xa nơi này nhưng có gì cứ níu kéo bước chân tôi lại không lẽ cảnh quang núi rừng, không lẽ con người nơi đây hay chính là những điệu múa, tiếng cồng tiếng chiêng, bước chân trở về thành phố Đà Lạt mà đầu cứ xoay lại nơi đây. Chuyến đi phượt Đà Lạt đã mang lại cho tôi nhiều cảm xúc từ ngỡ ngàng đến bịn rịn, mọi thứ nơi đây thật đẹp, bồng bềnh và dịu êm. Hẹn một ngày không xa nhé Xã Lát…
Bình luận
Bài viết mới
Bài viết liên quan