Du lịch Đà Lạt tham gia show diễn giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt hết sức thú vị,độc đáo.L/H: Giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt dưới chân núi Langbiang tour đà lạt 3 ngày 3 đêm giá rẻ khởi hành từ Sài Gòn
Đà Lạt - Từ lâu đã nổi tiếng là một thành phố thơ mộng, mờ ảo, lãng mạn… Khi đêm xuống, Đà Lạt mập mờ trong làn sương dầy đặc, cùng với cái lạnh tê tái. Điều này cũng khiến cho Đà Lạt đặc trưng là thành phố buồn cho những người cô đơn, và nếu bạn muốn tìm một địa điểm đông vui, nhộn nhịp thì cũng chỉ có chợ Đà Lạt, hay Quảng Trường Lâm Viên và hồ Xuân Hương,… Hoặc là tập trung tại những con đường chợ đêm ẩm thực, mua sắm…Và không ai nghĩ đến là Đà Lạt còn có một lễ hội giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt vô cùng lâu đời và là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc được nhiều người quan tâm tại Đà Lạt.
Nằm dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ có một buôn làng được gọi xã Lát thuộc, thuộc huyện Lạc Dương. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Lạch ( là những cư dân đầu tiên sinh sống tại thành phố Đà Lạt), và đây là nơi nên được biết đến rộng rãi để truyền bá văn hóa truyền thống Cồng Chiêng người dân tộc đến khách du lịch khi dừng chân tham quan, tìm hiểu và các giá văn hóa con người, đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân tộc tại vùng cao nguyên Lang Biang.
Khi mặt trời lặn dần, màn đêm dần buông lên đỉnh Lang Biang hùng vĩ thì cũng là lúc lễ hội cồng chiêng được tổ chức bởi các người dân tộc. Tất cả mọi người trong bản làng sẽ hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng đầy ma mị, cùng nhau nhâm nhi những chén rượu cần, thịt nướng bên ánh lửa vàng cùng với những điệu nhạc mang đậm sắc dân tộc và âm thanh vang vọng núi rừng của cồng chiêng… Đó là những hình ảnh âm thanh đặc trưng, gần gũi đầy sức quyến rũ của đồng bào thiểu số nơi đây. Hãy cùng Công ty du lịch Chiêu Tour khám phá cũng như chia sẻ kinh nghiệm khi tham quan văn hóa giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt qua bài viết dưới đây nhé!
Giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt là những loại nhạc cụ, nhạc khí được làm từ hợp kim đồng, có khi pha bạc, vàng hoặc đồng đen. Cồng đặc trưng có núm chính giữa. Chiêng đặc trưng không có núm. Cồng chiêng có nhiều kích cỡ, thường có đường kính từ 20cm đến 60cm, loại to nhất dài từ 90cm đến khoảng 120cm. Cồng chiêng thường được sử dùng đơn lẻ, hoặc có thể được dùng theo dàn theo bộ khoảng từ 12, 13 chiếc, có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Trong một lễ hội Cồng Chiêng, người dân tộc thường biểu diễn tại những lễ hội như: Mừng đám cưới, Mừng được mùa, lễ Đâm trâu, Mừng lúa mới, Mừng nhà rông,.. và trong một lễ hội Cồng Chiêng thường có khoảng 40 người chơi các loại nhạc cụ khác nhau, mỗi người sử dụng một nốt và thành thạo một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành các giai điệu uyển chuyển đã tai.
Để có thể gìn giữ được một nền văn hóa cồng chiêng bản sắc không pha lẫn vào đâu, người ta đã tổ nhiều các lễ hội giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt, tổ chức hàng năm thay phiên trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên đó là: Đăk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và những người biểu diễn chủ yếu là cư dân các dân tộc Tây Nguyên như: Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai, Bana, Xêđăng, Mnông,…
Từ xưa, cồng chiêng ở Lâm Đồng - Đà Lạt luôn gắn bó mật thiết, là một phần trong cuộc sống của người Tây Nguyên. Là tiếng nói tâm hồn của con người tại đây để họ có thể diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống trong lao động vất vả hằng ngày. Khi bạn tham gia giao lưu cùng với văn hóa lễ hội cồng chiêng tại chân đỉnh núi Lang Biang, cũng có nghĩa là bạn đã trở thành một phần của người con Tây Nguyên. Bạn sẽ được cùng với người dân bản địa quây quần bên nhóm lửa vàng rực, hòa vào những văn hóa, cùng họ ăn thịt nướng, uống rượu ngọt,… hình ảnh những vòng người nắm tay nhau nhảy múa quanh ngọn lửa hồng thiêng bập bùng, bên những vò rượu cần tinh khiế trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng – một không gian lãng mạn và huyền ảo không thể bỏ qua khi bạn đến với đây và chắc chắn sẽ in đậm dấu ấn trong lòng bạn khi trải nghiệm.
Phần nghi lễ giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt, mọi người sẽ được nghe giới thiệu về các buôn làng, sự hình thành ra đời của văn hóa cồng chiêng và bức tranh tổng thể về cuộc sống của các dân tộc sinh sống dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ. Trong phần nghi lễ thì quan trọng nhất là nghi lễ thỉnh cầu thần Lửa. Trong đó, già làng sẽ mời trưởng đoàn đốt lửa và các nam thanh nữ tú người dân tộc cùng nhau nhảy điệu ching Wă kwằng đặc trưng để chào đón các thần linh.
Tất cả mọi người tại buỗi lễ sẽ được chiêm ngưỡng những điệu múa dân tộc đệp mắt đặc trưng của các nam nữ đồng bào dân tộc thiểu số, vừa có thể thưởng thức những món thịt nướng lừng và nhấp từng ngụm rượu cần ngọt đắng. Đó là các nghi lễ của riêng dân tộc K’Ho Lạch, đó là những câu chuyện được truyền miệng qua nhiều thế hệ và vô cùng bổ ích, ý nghĩa với bạn nếu tận mắt chứng kiến, tham gia hòa mình vào các nghi lễ thiêng liêng nổi tiếng này.
Khi bắt đầu phần nghi lễ, du khách sẽ được già làng hoặc các tộc trưởng giới thiệu về buôn làng Lơm Biêng, giới thiệu về những phong tục tập quán, cuộc sống của người dân tộc Lạch, dân tộc Chil, núi rừng, văn hóa giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt tại nơi đây. Phân nghi lễ được diễn ra như sau:
Kết thúc phần nghi lễ giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt là sẽ đến phần hội với từng hồi chiêng vàng lên giới thiệu cho mọi người về cuộc sống dân làng gắn với núi rừng và sự ra đời của cồng chiêng, các lễ hội như đâm trâu, mừng lúa mới… Và tất cả mọi người cùng hoà mình vào các trò chơi sinh hoạt cộng đồng, cùng nhau múa hát, giao lưu với người dân bản địa.
Với các điệu múa “Đi săn Drốp P’nu” do các chàng trai trong buôn làng diễn tả lại điệu múa đi săn cùng những cô gái miền xuôi. Tiếp đến là điệu múa ching P’Ró tìm trâu.
Điệu múa “Em đi hái lá rừng” do những chàng trai miền xuôi múa cùng với những cô gái trẻ buôn làng.
Điệu múa “Hoa Langbiang” đặc biệt do những cô gái trong buôn làng thể hiện, uyển chuyển do những cô gái trẻ, những điệu múa này mang đậm nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc Lạc và không trùng với bất kì dân tộc nào khác.
Phần cuối cùng là các bài múa Buôn làng cùng Giã gạo đêm trăng. Các cô gái cùng với các chàng trai sẽ thể hiện điệu “Tình ca K’Dung K’Lang”, và cùng với bài “Tình em bên suối”, “Ngày mùa trên buôn” dịu dàng và huyền ảo.
Là người Việt Nam, tôi tự hào khi Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế thì văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Hiện tại các tỉnh Tây Nguyên và Đà Lạt, những vùng có cồng chiêng thì Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức phổ biến hàng năm, và là một hoạt động không thể thiếu vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tọc, vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt.
Trên đây là những thông tin về cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt mà Công ty du lịch Chiêu Tour muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, một phần nào đó sẽ giúp cho bạn am hiểu hơn về văn hóa cồng chiêng tại Đà Lạt, giúp cho chuyến đi của bạn thêm phần mới mẻ, thú vị và đáng nhớ. Và đừng quên Chiêu Tour đang có chương trình khuyến mãi dành cho các Tour Du lịch khám phá đồi núi và cả biển đảo với nhiều ưu đãi hấp dẫn kèm theo giảm giá lớn. Hãy liên hệ ngay qua Hotline: 0909. 909. 872 để được hỗ trợ tư vấn một cách chi tiết nhất nhé.
XEM THÊM:
TOUR ĐÀI LOAN NGẮM NHÌN HOA ANH ĐÀO
CHÙM TOUR DU LỊCH TẾT ÂM LỊCH GIÁ RẺ
CHO THUÊ XE DU LỊCH 45 CHỖ TẠI SÀI GÒN
TOUR HẠ LONG 4 NGÀY 3 ĐÊM CHẤT LƯỢNG CAO
Bình luận
Bài viết mới
Bài viết liên quan