Giá:
Chăm pa xưa kia là một quốc gia cổ đại, nổi tiếng với các quần thể tháp Champa (hay còn được biết đến với tên gọi khác là thác Chàm hay tháp Chăm). Đây được xem là những quần thể kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng không chỉ thờ các vị thần Hindu (như thần Shiva, thần Genesha,...) và cả các vị Phật. Trong tiếng Chăm pa, các tháp này còn được gọi là kalan, nghĩa là "lăng".
Về kiến trúc tổng thể, các tháp Champa được xây dựng nên từ loại gạch nung màu đỏ sẫm được lấy từ đất địa phương. Sau khi được đắp thành một khối hình chữ vuông thì phía trên đỉnh tháp sẽ được mài giũa theo nhiều kiểu khác nhau, chủ yếu là được gọt vun thành hình bông hoa hoặc vòm mái sẽ hình mũi nhọn hướng lên trời,... Trong lòng tháp thường có không gian chật hẹp, đặt một bệ thờ thần bằng đá và chỉ có một cửa duy nhất chỉ mở về hướng Đông (hướng mặt trời mọc).
Trong di sản văn hóa Chăm Pa cổ đại, tháp Chăm là loại hình kiến trúc tôn giáo duy nhất còn lại cho đến ngày nay và được bảo tồn kỹ lưỡng. Dọc khắp miền Trung nước ta ước tính sơ sơ có khoảng 50 quần thể tháp Chăm với tuổi đời dao động từ 500 cho đến nghìn năm luôn đó!
Một vài kiến trúc điển hình gồm quần thể thánh địa Mỹ Sơn, tháp Po Nagar,... Riêng các tháp Chăm cổ ở Bình Định có tận 7 tòa tháp Champa và tháp Bánh Ít chính là một trong số những công trình kiến trúc cổ đặc sắc và nổi bật đó.
Giờ mở cửa tham quan: từ 7:00 đến 18:00 các ngày trong tuần
Đầu tiên hết tụi mình muốn giới thiệu về tên gọi của nơi này. Theo dòng chảy lịch sử, tháp Bánh Ít từng được người dân Pháp gọi là Tour d’argent, nghĩa là tháp Bạc. Còn trong tiếng J’rai thì nơi này được mang tên Yang Mtian về trong tiếng Việt thì được gọi là tháp Bánh Ít. Lý giải về cái tên Bánh Ít thì là do khi nhìn từ đằng xa, những ngôi tháp này có tạo hình giống chiếc bánh ít nên được đặt tên theo lẽ đó.
Tháp Bánh Ít cách trung tâm thành phố 20km, cả một quần thể tháp tọa lạc trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; gần nơi nhánh sông Kôn chảy ngang qua. Vì được bao phủ xung quanh bởi đồi núi và sắc xanh của cỏ cây nên tháp Bánh Ít tựa như một nơi ẩn náu bí ẩn trong truyện cổ tích, đứng sừng sững trên ngọn đồi với diện mạo uy nghiêm và hùng vĩ, mang đậm dấu ấn lịch sử theo thời gian.
Tháp Bánh Ít nhìn từ phía bên hông. | Credit: Internet
Về kiến trúc tổng thể, tháp Bánh Ít thực chất là một quần thể tháp Chăm gồm tổng cộng 4 tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII với đa dạng các hình dáng và kích thước, phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong đó, đi từ ngoài vào trong gồm có: tháp Cổng (Gopura), tháp bia (Posah), đền thờ chính (Kalan hay còn gọi là lăng) và cuối cùng là tháp Hỏa (Kosagrha). Trong quá trình khảo cổ và khai quật các phế tích còn sót lại, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể số lượng kiến trúc tại nơi này có thể còn nhiều hơn thế; đủ để tạo nên một trung tâm tôn giáo hoàn chỉnh.
Tháp Bánh Ít nhìn từ phía chính diện. | Credit: Internet
Trước đây, đường lên tham quan tháp Bánh Ít còn khá trắc trở và phải đi vòng từ phía bên trái ngọn đồi đề di dần lên cụm tháp. Sau này, di tích đã được trùng tu và xây dựng lại hệ thống đường đi cũng như các bậc thang lên khu tháp. Qua đó, cách tham quan là bạn sẽ đi lên các bậc thang dẫn đến tháp cổng để lên tầng 1 của ngọn đồi. Tại tầng 1 này thì men theo con đường về phía tay trái sẽ bắt gặp tháp Bia (Posah). Nếu không đi tham quan tháp Bia thì bạn cứ đi thẳng lên đến đỉnh đồi là sẽ bắt gặp ngay đền thờ chính (Kalan) to sừng sững và kế bên tay trái của đền chính là tháp Hỏa (Kosagrha).
Tháp bia Posah. | Credit: VNEpress
Được biết, tháp Bánh Ít được xem là cụm tháp Chăm lớn nhất còn tồn tại ở đất Bình Định.
nguy nga, hùng vĩ, mang đậm dấu ấn cổ xưa với kiến trúc chia thành nhiều lối thiết kế, cầu kỳ và trường tồn, mang nhiều ý nghĩa,
Như đã đề cập ở trên, tháp Bánh Ít gồm gồm có 4 tháp:
Như tên gọi thì ắt hẳn phần khu vực này của tháp đã gợi ý cho bạn về chức năng của nó đúng không nào. Để dẫn lối vào tham quan quần thể tháp Bánh Ít bạn sẽ cần phải đi qua tháp Cổng. Trước đây để đến được đây thì bạn phải men theo con đường đồi từ phía bên tay trái, đi qua tháp Bia rồi mới đến được tháp Cổng ở phía bên tay phải. Sau này, trải qua các đợt trùng tu thì nay bạn sẽ leo lên các bậc thang để dẫn đến tháp Cổng - lối vào tham quan quẩn thể tháp Bánh Ít nhé.
Tháp cổng cao đâu đó khoảng 13m bằng gạch đá ông với chỉ một lối đi qua hai cửa thông nhau mở theo hướng Đông Tây. Khung cửa được đúc thành theo lối kiến trúc Gopura đặc trưng với vòm cửa có hình mũi giáo xếp lớp hướng dần lên trên.
Tháp Cổng là nơi các bạn trẻ đến check-in nhiều nhất khi có view hướng thẳng lên đền thờ chính. | Credit: hientuoile
Qua được tháp Cổng thì đi tiếp lên trên đồi (xem như là tầng 1) bạn sẽ rẽ sang hướng bên trái và đi men theo con đường mòn dẫn lối đến với tháp Bia với cấu trúc hình vuông và cũng được xây bằng gạch nung đỏ.
Một góc tháp ẩn mình giữa những bụi cây xum xuê màu lá. | Credit: mam_tom_ca_phao
Đền thờ chính cũng chính là khối kiến trúc lớn nhất trong quần thể tháp Bánh Ít với độ cao 29.6m tọa lạc trên đỉnh ngọn đồi, được xây theo một khối hình vuông cùng vòm mái hình mũi nhọn hướng lên trời. Bên trong đền thờ là nơi được trưng bày tượng thần Shiva để thờ cúng. Tuy đã ít nhiều bị mài mòn do thời gian, con người và chiến tranh nhưng nơi đây vẫn giữ được những nét nghệ thuật điêu khắc tuyệt phẩm được tạo dựng nên từ chính đôi bàn tay của người Chăm pa cổ xưa.
tháp Bánh Ít với vẻ ngoài mang đậm dấu ấn thời gian. | Credit: _science_monke_
Tháp Hỏa có chiều cao 10m được đúc thành một khối hình chữ nhật và phục vụ chức năng như một nhà kho để chứa đựng các vật dụng phục vụ cho việc tế lễ của người Chăm xưa. Tháp Hỏa còn được biết đến với tên gọi khác là tháp Yên Ngựa do cấu trúc phần mái có tạo hình cong và lõm ở phần giữa trông như hình dáng của một cái yên ngựa.