Sapa nằm ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam, nằm ở độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Vị trí địa lý độc đáo này mang lại cho Sapa một khí hậu se lạnh và khá nhiệt đới, là nơi cận trời có mùa tuyết trắng tinh khôi và cây cỏ xanh tươi cả năm. Sapa cũng nổi tiếng với các dãy núi hiểm trở và thung lũng đẹp đẽ.
Một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Sapa là Fansipan, núi cao nhất Đông Dương với đỉnh Mùa Đông thiên đàng. Trải qua một cuộc leo núi mạo hiểm, bạn sẽ đến đỉnh Fansipan, từ đó có thể ngắm toàn cảnh Sapa và biết được tại sao nơi này được gọi là "Núi Ngọc" của Việt Nam.
Khí hậu Sapa quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình nằm trong khoảng từ 15 đến 18 độ C. Đặc biệt, đến mùa đông lạnh thì có những khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C và còn xuất hiện cả tuyết nữa.
Ít nhiều ảnh hưởng bởi khí hậu ôn đới nên Sapa mưa nhiều vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Với độ cao trung bình từ 1.500 – 1.800m thì địa hình Sapa thích hợp đón gió, mây trắng quanh năm lửng lơ treo trên đỉnh núi.
Đến với Sapa bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên trăm hoa đua nở cùng những bản làng ẩn hiện trong màn sương giống hệt trong những câu chuyện cổ tích ta từng được nghe.
Thung lũng Mường Hoa nằm cách thị trấn Sapa 8km về phía Đông Nam, có vị trí nằm tại xã Hầu Thào. Đến thăm Mường Hoa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình thù kỳ lạ khác nhau trên bãi đá sa thạch cổ Sapa. Trên đó là những hình khắc và ký tự kỳ lạ mà cho đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chúng là gì.
Được mệnh danh là một trong ‘Tứ đại đỉnh đèo’ – Đèo Ô Quy Hồ sở hữu một khung cảnh đẹp đến say lòng. Nằm trên con đường nối liền thị trấn Sapa với tỉnh Lai Châu, dọc đường 2 bên được bao phủ bởi núi đồi xanh ngắt. Vào những ngày trời trong, đứng từ trên đỉnh đèo du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn đỉnh núi Fansipan.
Và đây cũng là địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn mặt trời lặn, khi ánh hoàng hôn buông xuống ẩn hiện trong màn sương mỏng đã vẽ lên một khung cảnh vô cùng đẹp và lãng mạn trong mắt du khách.
4. Chợ phiên Bắc Hà
Chợ phiên Bắc Hà là một phiên chợ thuộc loại lớn nhất trên vùng cao biên giới được họp vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Vì thời gian tổ chức chợ không nhiều nên mỗi khi phiên chợ diễn ra đều sẽ thu hút đông đảo bà con trong xóm ngoài làng. Nếu đi du lịch Sapa thì nhất định phải ghé thăm địa điểm du lịch nổi tiếng này nhé!
Đồng bào dân tộc vùng Bắc Hà đến phiên chợ ngoài để buôn bán trao đổi hàng hóa thì còn có thói quen đến chợ để gặp gỡ và vui chơi với nhau. Người lớn đến chợ để bán buôn, trẻ con thì rủ nhau đến chợ để vui đùa. Không khí đông vui náo nhiệt giống như đang chuẩn bị cho các ngày lễ Tết lớn trong năm.
5. Bản Cát Cát
Thị trấn Sapa là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Mông và nếu bạn muốn hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây thì bản Cát Cát là địa điểm lý tưởng nhất. Nằm cách thị trấn Sapa không quá xa khoảng 2km, bạn có thể tự di chuyển bằng xe máy, để vào bản Cát Cát bạn sẽ phải mua vé vào cửa có giá 90.000/người.
Bản Cát Cát được bao bọc bởi xung quanh là núi rừng, nằm giữa bản là dòng suối rì rào, thơ mộng. Dạo bước quanh bản Cát bạn sẽ bắt gặp những cô gái người Mông đang ngồi dệt vải, thêu thùa, khâu vá. Bạn sẽ có dịp ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, hay hòa mình trong những cánh đồng hoa rực rỡ sắc hương, đem đến cho bạn một cảm giác yên bình khi thả hồn vào cảnh sắc nơi đây.
Cốn sủi là một món ăn dùng mì dẹt hơi giống bánh phở, nhưng không ăn với nước lèo mà ăn kèm nước sốt sánh, thơm nức mũi. Một bát cốn sủi sẽ có mì, khoai rán giòn, thịt ba chỉ và trứng luộc. Bạn chỉ cần nêm thêm tiêu, ớt cho đậm vị rồi ăn kèm ít rau bạc hà thơm nồng là cốn sủi sẽ trở thành món ăn gây thương nhớ khi tới Sa Pa.
Cốn sủi ông Há là địa điểm quen thuộc của các “thổ địa” tại Sa Pa, vì mì được nhào bột và cán bằng tay, tạo nên một hương vị rất riêng.
Bún chả Sa Pa là một món không hề giống với người anh em ở Hà Nội! Đây là một loại bún nước nóng hổi, nước dùng có vị chua thanh của mẻ và ngọt từ nước hầm xương và cà chua xào. Chả ở đây bao gồm chả chiên, chả cá, thịt nướng (chả nướng) và mọc, và ăn kèm với rau thơm.
Lợn cắp nách là một loại lợn nhỏ, chỉ tầm 6kg, lai giữa lợn rừng và lợn Mường, được người dân bản địa nuôi thả rông trong rừng. Tới chợ phiên, bạn sẽ thấy cảnh người dân bỏ lợn vào gùi, xách tay hoặc thậm chí là cắp vào nách đem về, cái tên “lợn cắp nách” bắt nguồn từ đây. Nhưng lợn cắp nách đúng là “nhỏ mà có võ”, vì được nuôi thả rông nên săn chắc hơn với phần thịt - mỡ xen kẽ, vừa dai vừa mềm. Thịt lợn cắp nách ngon nhất khi được nướng trên than hồng tới khi da vàng giòn rụm.
Nếu bạn đi Sa Pa mà chưa thử món thắng cố thì thật là một thiếu sót lớn. Thắng cố thường được làm chủ yếu từ ngựa, nhưng cũng có thể từ bò và trâu. Thịt và nội tạng ngựa sẽ được thái vuông, nấu cùng với 12 loại gia vị, trong đó có thảo quả, quế chi, sả, gừng... Thắng cố thường được nấu trong một chiếc chảo lớn, khi ăn múc ra nồi lẩu và ăn kèm các loại rau nhúng như cải mèo, ngồng su hào hoặc cải lẩu.
5. Bánh hạt dẻ
Vị thơm bùi mộc mạc đã khiến bánh hạt dẻ Sa Pa trở thành một trong những món ăn ưa thích của du khách trong vài năm gần đây. Phần vỏ ngoài của bánh được làm từ bột mì; nhân bánh là hạt dẻ xay nhuyễn, trộn cùng một chút đường rồi rán vàng ươm trên chảo dầu.