Cột cờ Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước. Được xây dựng từ thế kỷ 19, trải qua hơn 200 năm, công trình vẫn tồn tại kiên cố, uy nghiêm giữa trung tâm Thủ đô với dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, nhuốm màu thời gian.
1. Cột cờ Hà Nội ở đâu, đường đi như thế nào?
- Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình
Cột cờ Hà Nội hay kỳ đài Hà Nội tọa lạc tại số 28A đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Công trình được xây dựng trên nền đất cũ của thành Tam Môn thời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây cũng chính là điểm dừng chân đầu tiên của bạn khi tham quan Hoàng thành.
Với vị trí đắc địa, du khách dễ dàng tìm kiếm vị trí của cột cờ. Nếu di chuyển từ trung tâm thành phố, bạn chỉ cần đi dọc theo đường Tôn Đức Thắng, rẽ phải ra Lê Hồng Phong, đi thêm một đoạn là sẽ tới đường Điện Biên Phủ.
>>> Xem thêm: [LƯU NGAY] 19+ Địa điểm vui chơi Hà Nội hấp dẫn, thú vị không thể bỏ qua
2. Thời gian mở cửa & giá vé vào Kỳ đài Hà Nội
- Giờ mở cửa: 9h00 - 17h00 (trừ thứ Hai)
Du khách có thể tham quan Cột cờ Hà Nội từ thứ Ba đến Chủ Nhật hàng tuần với khung giờ mở cửa từ 9h đến 17h.
Giá vé tham quan Kỳ đài sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng đối tượng, cụ thể như sau:
- Người lớn: 20.000 VNĐ/khách
- Người trên 60 tuổi: 10.000 VNĐ/khách
- Học sinh, sinh viên: 10.000 VNĐ/khách
- Học sinh dưới 15 tuổi: miễn phí
- Người có công với cách mạng: miễn phí
Một lưu ý nho nhỏ cho bạn là cần mang theo giấy tờ tùy thân làm minh chứng thì nhân viên bán vé mới áp dụng đúng mức giá cho bạn.
>>> Khám phá: Danh sách 20 bảo tàng ở Hà Nội nổi tiếng, thu hút du khách 2023
3. Lịch sử Cột cờ Hà Nội
Cột cờ được khởi công xây dựng từ năm 1805 dưới thời nhà Nguyễn và mất 7 năm để hoàn thành. Từ đó tới nay, trải qua hơn 200 năm lịch sử, Kỳ đài Hà Nội đã gắn liền với bao thăng trầm của Thủ đô.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một đài quan sát khu vực nội và ngoại thành. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1945 là lần đầu tiên lá quốc kỳ Việt Nam - cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh Kỳ đài.
Đến năm 1954, lúc lá Quốc kỳ một lần nữa được cắm lên đỉnh cột cờ cũng chính là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn thắng lợi.
Năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
>>> Tìm hiểu thêm: 15+ địa điểm đi chơi Hà Nội cho sinh viên “mê” check-in
4. Tham quan Cột cờ Hà Nội có gì?
Đến tham quan Cột cờ Hà Nội, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và đừng từ trên đỉnh cột cờ ngắm nhìn cảnh vật của bốn hướng xung quanh:
4.1. Chiêm ngưỡng công trình lịch sử đầy tự hào
Có tổng chiều cao lên tới 44m (tính cả phần trụ treo cờ) nên từ xa du khách đã có thể dễ dàng nhìn thấy Cột cờ Hà Nội. Cột cờ có cấu trúc gồm 3 tầng đế và 1 tòa tháp, kết nối giữa các tầng có cầu thang xoắn để di chuyển.
Các tầng đế cột cờ đều được xây dựng hình chóp vuông cụt, có diện tích nhỏ dần xếp chồng lên nhau. Tầng 1 cao 3,m, kích thước mỗi cạnh dài 42,5m. Tầng 2 cao 3,7m, kích thước các cạnh là 27m, 3 trên 4 cửa có đắp chữ, gồm Hướng Minh (cửa Nam), Ngênh Húc (cửa Đông) và Hồi Quang (cửa Tây). Tầng 3 chiều cao 5,1m, kích thước mỗi cạnh là 12,8m, có cửa lên cầu thang hướng về phía Bắc.
Phần thân Cột cờ cao 5,1m, chiều dài 18,2m, cạnh đáy rộng khoảng 2m với dạng hình trụ 8 cạnh nhỏ dần lên trên. Đỉnh cột cờ trông như một lầu bát giác với chiều cao 3,3m, 8 cạnh trổ 8 cửa sổ. Chính giữa lầu có một hình trụ đường kính 40cm cao lên tận đỉnh để cắm cán cờ.
Lá Quốc kỳ treo trên đỉnh cột cờ có diện tích 24m2 (4 x 6 m) được may bằng vải phi bóng. Góc cờ được trần quả trám để chống chịu những trận gió to. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh cột cờ tung bay trong gió, nổi bật trên nền trời xanh mang ý nghĩa thiêng liêng, hào hùng.
4.2. Khám phá bên trong Kỳ đài Hà Nội
Trong thân của cột cờ có tới 39 lỗ thông hơi và chiếu sáng hình dẻ quạt. Ngoài ra, còn có một cầu thang xoắn 54 bậc bằng đá dẫn du khách lên đỉnh cột cờ.
Nhờ có thiết kế cân xứng mà nhiệt độ bên trong cột cờ lúc nào cũng mát mẻ dù Hà Nội có đang vào những ngày nóng nhất. Bên cạnh đó, kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ cũng được bố trí hết sức khoa học để tránh tình trạng nước mưa chảy vào trong lòng tháp.
4.3. Ngắm cảnh, máy bay trực thăng, xe tăng từ cột cờ
Vì nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nên nếu đứng tại cột cờ, du khách sẽ không khó để chiêm ngưỡng những chiếc xe tăng, máy bay trực thăng… của bảo tàng.
Kỳ đài này chính là tọa độ lý tưởng để du khách có thể ngắm nhìn những điểm tham quan nổi tiếng của Thủ đô. Đứng từ trên cột cờ hướng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy:
- Hướng Bắc: Đoan Môn, Lầu Công Chúa, Cửa Bắc.
- Hướng Đông: Hồ Hoàn Kiếm, nhà Bưu điện.
- Hướng Tây: Lăng Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình.
- Hướng Nam: không gian rộng lớn với nhiều công trình nổi tiếng khác
>>> Bỏ túi: 15+ địa điểm đi chơi Hà Nội cho sinh viên “mê” check-in
5. Các địa điểm du lịch gần Cột cờ Hà Nội
Khi tham quan Cột cờ Hà Nội, bạn có thể kết hợp khám phá thêm nhiều địa điểm nổi tiếng khác của Thủ đô, chẳng hạn như:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nhà thờ Lớn Hà Nội
- Hồ Gươm
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Phố cổ Hà Nội
Bên cạnh những điểm du lịch nói trên, bạn cũng nên ghé trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City, cách Cột cờ Hà Nội khoảng 7km để khám phá tọa độ giải trí hàng đầu Thủ đô là VinKE & Thủy cung Vinpearl Aquarium.
Thủy cung Times City được ví như “đại dương thu nhỏ giữa lòng Hà Nội”, đến đây bạn không chỉ được ngắm nhìn thế giới đại dương phong phú với hơn 30.000 sinh vật biển mà còn được tìm hiểu nhiều loài cá nước ngọt, côn trùng bò sát hay các mẫu vật thủy sinh ở các khu vực tham quan riêng biệt.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể thưởng thức show Nàng tiên cá lý thú, các hoạt động tương tác như cho cá ăn, chụp ảnh cùng Mascot...
Bên cạnh Thủy cung, Times City còn có không gian vui chơi, giải trí và giáo dục hướng nghiệp dành cho trẻ em VinKE (Vin Kid-Education) được các gia đình có con nhỏ cực kỳ yêu thích.
Tại đây, các bé sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều nghề nghiệp tương lai với 12 mô hình định hướng, gồm: công an, bác sĩ, bếp trưởng… thông qua đó rèn luyện trí tuệ, thể chất, khả năng ứng xử, giao tiếp…
Sau thời gian trải nghiệm các mô hình hướng nghiệp, ba mẹ và các bé có thể cùng vui chơi tại Thế giới Games với hàng trăm máy chơi game hiện đại, xe điện đụng, đấu trường súng bóng...
>>> Đừng quên booking vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium để có thêm nhiều trải nghiệm đáng nhớ tại Thủ đô!
Hy vọng những thông tin về Cột cờ Hà Nội trên đây sẽ là hành trang để bạn thêm tự tin khám phá công trình biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến khi có dịp du lịch Hà Nội.
>>> Nhanh tay booking vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium để chuyến vi vu Hà Nội thêm ý nghĩa!