bg111 (1)

Tháp Đôi - Tòa tháp đôi Chăm pa cổ kính

Tháp Đôi - Tòa tháp đôi Chăm pa cổ kính
Tháp Đôi - Tòa tháp đôi Chăm pa cổ kính
Tháp Đôi - Tòa tháp đôi Chăm pa cổ kính

Giá:

Thành phố Quy Nhơn không chỉ nổi danh bởi những bãi biển đẹp cùng các danh lam thắng cảnh mà nơi đây còn được biết đến như là nhà của những tòa tháp Chăm pa cổ xưa có niên đại lên đến hàng trăm năm về trước. Trong số đó, tháp Đôi Quy Nhơn là một trong những công trình tiêu biểu luôn thu hút đông đảo du khách ghé thăm mỗi khi đặt chân đến nơi đây. 

Đôi nét về tháp đôi Quy Nhơn

Về vị trí địa lý, tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc tại một khuôn viên trải đầy thảm cỏ và cây xanh rộng lớn với diện tích lên đến 6000m2 trực thuộc đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Có thể nói, tòa tháp này sở hữu vị trí không chỉ đặc biệt mà còn vô cùng lý tưởng.


thap doi quy nhon 1

Toà tháp Đôi Quy Nhơn nhìn từ bên ngoài. | Credit: Bùi Trần Hồng Hạnh

Có thể bạn đang thắc mắc là vì sao lại đặc biệt, hãy để Traveloka giải đáp giúp bạn nhé. Thông thường, các tòa tháp Chăm thường được xây dựng nằm trên các đỉnh đồi và cách xa khu dân cư sinh sống. Tháp Đôi Quy Nhơn tuy không nằm trên một đỉnh đồi nhưng lại nép mình trong một khuôn viên xanh mát được bao phủ bởi thảm cỏ và nhiều cây xanh. Điều đặc biệt hơn cả là bên ngoài khuôn viên thì vẫn là những hộ dân cư bình thường đó!

Ngoài ra, điều khiến tòa tháp này trở thành một điểm du lịch lý tưởng vì nơi đây nằm cách trung tâm thành phố chỉ từ 5 đến 10 phút di chuyển vô cùng nhanh chóng và dễ đi. Thích hợp để người lớn có dịp tham quan mà không phải lo lắng về đường đi quá xa. Bên cạnh đó, nhờ vào khuôn viên xanh ngát rộng lớn, tòa tháp như tách mình ra khỏi những xô bồ của phố thị ồn ào và nổi bật với diện mạo uy nghiêm, cổ kính. Nếu có dịp ghé chơi thành phố biển xinh đẹp này, bạn đừng quên ghé tham quan tháp Đôi Quy Nhơn nhé!

Về lịch sử hình thành, tháp Đôi Quy Nhơn mang âm hưởng của kiến trúc Khmer trong nó bởi nơi này được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 khi nước Champa và Chân Lạp (nhà nước đầu tiên của người Khmer) vẫn còn xảy ra chiến tranh kéo dài. Ngoài ra, tòa tháp đôi này còn được biết với những tên gọi khác như: tháp Hưng Thạnh hay tháp Sri Banoi (trong tiếng J’rai).


thap doi quy nhon 2

Tuy chỉ có một cửa duy nhất nhưng bên trong không gian của tòa tháp không hề thiếu ánh sáng mặt trời nhờ có giếng trời chiếu sáng từ đỉnh tháp xuống bên trong tháp. | Credit: vtruong93

Về kiến trúc tổng thể, do là tòa tháp đôi nên nơi này gồm có 2 tòa tháp chính là tháp phía Bắc và tháp phía Nam đứng cạnh nhau. Trong đó, tháp lớn cao 20m và tháp nhỏ cao 18m tựa như một đôi nam nữ vậy đó.

Giá vé tham quan tháp Đôi Quy Nhơn:


Vé cho người lớn: 20.000 VND/ vé
Trẻ em dưới 1,2m: Miễn phí tham quan

Hướng dẫn di chuyển đến tháp đôi Quy Nhơn

Một điểm cộng rất lớn dành cho việc di chuyển đi tham quan tháp Đôi Quy Nhơn đó chính là địa danh này nằm rất gần trung tâm thành phố. Do vậy thời gian di chuyển được rút ngắn đáng kể, giúp bạn có thể vi vu tham quan được nhiều nơi hơn.

Dựa trên kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn thì để di chuyển từ trung tâm thành phố đi tháp đôi Quy Nhơn bạn hãy di chuyển theo các cung đường sau:


Từ vòng xoay Võ Nguyên Giáp - Đống Đa - Trần Hưng Đạo, bạn hãy rẽ vào đường Trần Hưng Đạo và cứ đi thẳng hướng về phía tháp đôi Quy Nhơn
Đến ngã ba, bạn rẽ phải vào đường hướng đến tháp đôi Quy Nhơn và cứ đi men theo con đường này thì bạn sẽ đến nơi nhé.

Tháp đôi Quy Nhơn có gì nổi bật?

Bạn biết không, Bình Định xưa kia chính là kinh đô của vương quốc Chăm Pa cổ đại. Do vậy mà nơi đây cũng đã nghiễm nhiên trở thành nơi sở hữu số lượng các tháp Chăm lớn nhất Việt Nam đó!

Tháp Đôi Quy Nhơn là một trong số bảy tòa tháp thuộc sự sở hữu của tỉnh Bình Định, được công nhận là Di tích Quốc gia của tỉnh này. Có thể nói, nếu xét về kiến trúc thì tháp Đôi Quy Nhơn lại khá khác biệt so với những anh chị em họ hàng của mình tại tỉnh Bình Định. Đại đa số các tháp Chăm tại Việt Nam đều mang phong cách Nam Ấn, ngoại trừ các đền tháp như Hưng Thạnh (tháp Đôi Quy Nhơn) và Bằng An là sở hữu lối kiến trúc mang phong cách Bắc Ấn mà thôi.


thap doi quy nhon 3

Những hình vẽ điêu khắc đâu đó vẫn còn có thể nhìn ra đường nét dù đã chịu ảnh hưởng của chiến tranh và thời tiết qua rất nhiều năm. | Credit: paworn

Các tòa tháp Chăm pa thường thờ các vị thần Hindu và các vị vua Chăm và tại tháp Đôi Quy Nhơn thì nơi đây lại thờ Linga và Yoni. Trong đó, Linga là biểu hiện đặc tính dương còn Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần Shiva (Ấn Độ). Cùng chung với nhau, cả hai biểu tượng cho sự hợp nhất của tiểu vũ trụ và đại vũ trụ; của quá trình sáng tạo và tái sinh vĩnh cửu thiêng liêng và của sự kết hợp giữa nam tính và nữ tính.


thap doi quy nhon 4

Bàn thờ Linga bên trong tháp. | Credit: mawanusa

Thành viên mới nhất

Bài viết liên quan

Địa điểm khác cùng khu vực

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây