Giá:
Chùa Bích Động nguyên có tên “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”, nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Năm 1774 chúa Trịnh Sâm trong một lần đến thăm nơi này mới đổi tên thành cái tên như ngày nay.
Chùa Bích Động. Ảnh: @ovecka_b.
Chùa Bích Động là kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở Ninh Bình. Một số chùa trong hang khác ở Ninh Bình như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Cánh Diều, chùa Hang…
Ảnh: Gen C.
Ảnh: @vietlong__.
Chùa vốn được hình thành từ năm 1428 và chỉ là ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Năm 1705, hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều mong muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa.
Ảnh: Jakub Kobecki.
Ảnh: @tramtrauu.98.
Đến đây, thấy hang Bích Động địa thế đẹp và đã có sẵn một ngôi chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Năm 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối.
Ảnh: Ismael D.
Ảnh: @maddalena_calia.
Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh quanh chùa đều xanh tươi nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động. Chùa Bích Động được dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút hoặc như hình cái đuôi con chim phượng, làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển như sóng nước thủy triều.
Ảnh: Federico Max Alicke.
Ảnh: @maddalena_calia.
Chùa Bích Động được dựng theo kiểu chữ “Tam”, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Điều độc đáo của chùa là núi, động và chùa bổ sung cho nhau ẩn hiện giữa những đại thụ, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên.
Vẻ cổ kính hiện diện.
Ảnh: @khangvux.
Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao. Trong chùa thờ Phật, kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa Hạ đều bằng đá liền khối, không chắp nối, cao hơn 4m.
Ảnh: Lam Cao.
Ảnh: @khangvux.
Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S là chùa Trung. Phía trước chùa là hai chữ “Bích Động” tạc vào vách núi. Đây là ngôi chùa độc đáo, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên. Chùa có 3 gian thờ Phật. Lễ Phật xong ở thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến động tối.
Ảnh: @khangvux.
Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng: “Già Lam Thần Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ” – “tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đều xuất phát từ chùa Bích Động ra đi”. Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Trung có cửu long phù giá. Hai tượng phía ngoài là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trong chính cung là tượng thờ A-nan-đà tôn giả.
Ảnh: @jan_jaap_pals.
Lên chùa Thượng, du khách phải đi thêm 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Từ chùa nhìn ra xa có 5 ngọn núi trông giống như 5 cánh sen, là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, Gia Định, Con Lợn, Đầu Cầu và núi Hang Dựa.
Chùa ẩn hiện trong núi. Ảnh: @alexguain.
Chùa Bích Động là ngôi chùa trong hang độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi giống như vậy. Đứng ở chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của Bích Động, cũng như của non nước Ninh Bình.