Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn hãy dành thời gian ghé thăm chùa Bộc. Đây không chỉ là một ngôi đền linh thiêng mà còn là nơi cất giữ nhiều di vật quý giá, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan và lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa về di sản văn hóa tiêu biểu trên địa bàn Thủ đô.
1. Giới thiệu về chùa Bộc Hà Nội
1.1 Chùa Bộc ở đâu? Hướng dẫn cách di chuyển
- Địa chỉ chùa Bộc Hà Nội: Số 14 Kp. Chùa Bộc, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Bộc là ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng, từ lâu, nơi đây đã trở thành một điểm đến quen thuộc của nhiều người dân trong và ngoài khu vực. Chùa Bộc không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, mà còn là nơi để du khách tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Để đi tới Chùa Bộc Hà Nội có nhiều cách, tuy nhiên đi xe buýt và xe máy là hai loại phương tiện được nhiều du khách lựa chọn nhất:
- Xe buýt:
Đi xe buýt là cách tiết kiệm nhất cho ngân sách của bạn. Hiện nay, Hà Nội có các tuyến xe buýt 12, 18, 26, 35A, 44 đi qua Chùa Bộc với giá vé chỉ từ 7.000 VNĐ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương tiện này là mất nhiều thời gian và tốt hơn hết, bạn nên tránh đi vào giờ cao điểm để tránh chen lấn và ùn tắc giao thông.
- Xe máy:
Một cách khác để đến Chùa Bộc Hà Nội là thuê xe máy. Bạn có thể xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm và di chuyển theo hướng Phố Lê Thái Tổ, sau đó tiếp tục đi vào Phố Bà Triệu khoảng 1,5km rồi rẽ phải vào Đường Lê Duẩn, Phố Trần Nhân Tông. Bạn đi khoảng 800m rồi rẽ trái vào phố Xã Đàn và tiếp tục đi 600m nữa rồi rẽ trái vào Phố Phạm Ngọc Thạch. Khi đến ngân hàng TPBank Hà Thành, bạn rẽ phải vào phố Chùa Bộc và đi khoảng 500m nữa là đến được chùa.
- Thuê xe theo giờ:
Trường hợp đi theo nhóm đông, bạn nên thuê xe theo giờ để di chuyển dễ dàng và thoải mái hơn. Nếu bạn muốn có cơ hội được ngắm nhìn nhiều hơn vẻ đẹp hoài cổ của Thủ đô, bạn có thể đặt vé xe buýt Hop-On Hop-Off, hứa hẹn mang lại cho bạn trải nghiệm mới mẻ.
1.2 Lịch sử hình thành chùa Bộc
Dựa theo tấm bia cổ nhất được tạc vào năm Vĩnh Trị nguyên niên (1676), chùa này được thành lập từ thời Hậu Lê. Trong bản lịch sử của chùa có ghi lại rằng, năm 1676 vào đời vua Lê Hy Tông, người dân cùng với vị Tăng lục Trương Trung Bá đã tiến hành phục dựng lại chùa sau khi chùa bị tàn phá nghiêm trọng trong trận chiến tranh. Năm 1789, trong trận công đồn diệt quân Thanh, chùa lại bị đốt cháy và phá hủy hoàn toàn. Ba năm sau đó (1792), nhà sư trụ trì tại chùa là Lê Đình Lượng kêu gọi quyên góp tiền để trùng tu, xây dựng lại trên vùng đất cũ và đổi tên chùa thành Thiên Phúc. Tuy nhiên, nhân dân vẫn quen gọi chùa là chùa Bộc, với chữ “Bộc” có nghĩa là “phơi bày”.
Sử sách có ghi lại, năm 1789, Quang Trung hành quân từ Nam ra Bắc và đánh tan mấy chục vạn quân Thanh. Khi trận chiến kết thúc, xác giặc nằm la liệt khắp mọi nơi, cư dân đã gom lại xây dựng thành mười mấy cái gò ở quanh vùng. Vì nhớ đến bãi đất này xưa là địa điểm chôn xác giặc nên mới gọi tên chùa là chùa Bộc. Từ đó đến nay, chùa đã trải qua không ít lần tu sửa thêm.
Chùa Bộc đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào ngày 13/01/1964.
>>> Khám phá Cửa Bắc - Cổng thành duy nhất còn sót lại của Hà Nội
1.3 Chùa Bộc thờ ai?
Ban đầu, chùa chỉ thờ Phật nhưng sau đó đã mở rộng thờ cúng vua Quang Trung và các vị anh hùng. Ngoài ra, gần chùa có một ngôi miếu nhỏ tên là Thanh Miếu do Vua Quang Trung ra lệnh xây dựng. Miếu thờ vong linh của những vị tướng sĩ nhà Thanh đã chết trận. Chùa Bộc Hà Nội và Thanh Miếu là những di tích lịch sử quan trọng của đất nước Việt Nam, là nơi tôn vinh các anh hùng và tướng lĩnh đã hy sinh vì độc lập, tự do dân tộc.
2. Trải nghiệm không thể bỏ qua khi ghé thăm chùa Bộc
2.1 Vãn cảnh chùa Bộc khám phá kiến trúc chùa
Chùa Bộc Hà Nội là một công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt, bao gồm Cổng Tam Quan cao 8m, gian thờ Tổ, thờ Mẫu, Điện Tam Bảo, khuôn viên và các gò - nơi lưu giữ dấu tích của cuộc chiến chống quân Thanh do vua Quang Trung lãnh đạo.
Khi bước vào khuôn viên sân chùa, du khách có thể chiêm ngưỡng ba tấm bia theo niên đại khác nhau và hai tòa tháp. Tuy nhiên, tấm bia nổi bật nhất trong chùa là tấm bia được tạc từ năm 1676 ghi lại lịch sử hình thành và các sự kiện lịch sử trong quá khứ.
Ngoài tấm bia tạc năm 1676, chùa Bộc còn bảo tồn nhiều di vật quý bao gồm các pho tượng Phật, hai tấm bia: bia Chính Hòa thứ 07 (1686) và bia niên hiệu Quang Trung thứ 05 (1792), một quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 08 (1800)...
Chùa Bộc Hà Nội có kiến trúc đặc biệt với hình dáng chữ "Đinh" bao gồm tiền đường và hậu cung. Phần hậu cung là nơi đặt tượng thờ đức Phật. Phía trước chùa có hồ tắm Tượng, từng là nơi Tượng binh (nghĩa là voi chiến) của quân Tây Sơn tắm sau khi thành công đánh hạ đồn Khương Thượng. Tuy nhiên, diện tích hồ đã bị thu hẹp lại rất nhiều so với trước đây.
Trong chùa Bộc Hà Nội, có một pho tượng Đức Ông được các nhà sử học cho là tượng của vua Quang Trung, bằng chứng là dòng chữ "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng" được khắc trên bệ gỗ phía sau tượng. Pho tượng này đã khắc họa rõ nét hình ảnh chân thật, gần gũi của vị anh hùng áo vải Quang Trung với phong thái giản dị, mộc mạc, tuy mang áo mão cân đai nhưng lại đi chân trần.
>>> Bỏ túi: 12 địa điểm vui chơi ở trung tâm Hà Nội thú vị nhất 2023
2.2 Tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc
Trong suốt lịch sử tồn tại, chùa Bộc đã trải qua nhiều biến cố và cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Do đó, khi đi du lịch chùa Bộc, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thông qua các di vật, tài liệu trưng bày tại chùa.
2.3 Chiêm ngưỡng các hiện vật cổ thời Tây Sơn
Tại chùa Bộc, du khách sẽ được ngắm nhìn một số hiện vật cổ từ thời Tây Sơn như lò đúc tiền, câu đối, hoành phi, câu đối, Hịch của Quang Trung khi tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh, sa bàn trận Đống Đa, một số vũ khí được sử dụng vào thời Tây Sơn...
>>> Chợ đêm phố cổ Hà Nội - chợ phiên cuối tuần tấp nập thu hút du khách
2.4 Tham gia các lễ hội ở chùa Bộc đặc sắc
Bên cạnh các dịp lễ phổ biến như lễ viếng chùa đầu năm cầu bình an hay vào các ngày rằm lớn, chùa Bộc còn là địa điểm dâng hương trong lễ hội Gò Đống Đa để người dân cùng nhau tưởng nhớ về trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa lừng lẫy, vang danh trong sử sách.
Trong lễ hội, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các màn rước kiệu, múa rồng màu sắc… và tham gia dâng hương tại các điểm chùa cùng những chương trình văn nghệ sử thi đặc sắc. Bạn có thể tra cứu thông tin về ngày tổ chức trên các trang thông tin của Thủ đô để đến đúng thời điểm và tận hưởng không khí rộn ràng của lễ hội này.
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng, đặc sắc nhất 3 miền
3. Nên đi đâu, ăn gì ở gần chùa Bộc Đống Đa Hà Nội?
Ăn gì ở chùa Bộc? Khi đến tham quan chùa Bộc, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ngon Hà Nội để lấp đầy dạ dày và chuẩn bị năng lượng tiếp tục hành trình trải nghiệm nhiều điểm đến hấp dẫn khác.
Một số đồ ăn ngon gần chùa Bộc nhất định phải thử một lần:
- Phở Hà Nội
- Bún ốc Hà Nội
- Bún đậu mắm tôm Hà Nội
>>> Xem thêm: đặc sản Hà Nội
Nếu bạn đến thăm chùa Bộc và muốn tìm kiếm thêm địa điểm vui chơi Hà Nội gần đó thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Hoàng Thành Thăng Long
- Hồ Hoàn Kiếm
- Chùa Trấn Quốc
- Khu phố cổ Hà Nội.
- VinKE & Vinpearl Aquarium Times City
VinKE & Vinpearl Aquarium Times City là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, được người dân, du khách và đặc biệt là các gia đình yêu thích.
VinKE là khu vui chơi cho trẻ em ở Hà Nội sở hữu vô vàn trò chơi giải trí thú vị với hàng trăm máy game hiện đại, tạo nên những khoảnh khắc vui chơi lành mạnh và thú vị cho các bé.
Bên cạnh đó, VinKE còn mang đến không gian giáo dục độc đáo, nơi các bé có thể học hỏi thông qua việc thực hành những nghề nghiệp khác nhau như: lính cứu hỏa, bác sĩ nha khoa, cảnh sát giao thông, đầu bếp… Trải nghiệm này không chỉ giúp bé được tiếp thu kiến thức mới, mà còn góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp để con tự tin tương tác với thế giới xung quanh.
Thủy cung Times City là một trong những thuỷ cung đầu tiên tại Hà Nội, tạo điều kiện cho người tham quan được khám phá thế giới dưới lòng đại dương theo cách riêng với những kỷ lục độc đáo. Đến với thủy cung Times City, du khách sẽ có cơ hội:
- Lạc vào khu rừng nhiệt đới chiêm ngưỡng các loài cá đặc biệt như Cá Hải tượng, cá sấu hỏa tiễn, cá Hô đến từ vùng Amazon hay sông Mekong.
- Đắm mình vào không gian đại dương sâu thẳm qua đường hầm mái vòm trong suốt dài 90m, thỏa thích ngắm nhìn các loài cá bơi lượn trên đầu một cách vô cùng chân thực.
- Tương tác, làm quen với các bạn động vật đáng yêu qua các chương trình đặc sắc như: làm quen với bò sát, cho chim cánh cụt ăn, tìm hiểu bữa ăn của loài rùa… và thưởng thức show diễn Nàng tiên cá ấn tượng.
>>> Nhanh tay booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium ngay thôi nào!
4. Những lưu ý cần biết khi đi tham quan chùa Bộc Hà Nội
Dưới đây là những lời khuyên cho bạn khi đi tham quan chùa Bộc Hà Nội để hành trình chiêm bái chùa vui vẻ và trọn vẹn:
- Lưu ý mặc trang phục kín đáo, lịch sự khi đến chùa, tránh hút thuốc và đùa giỡn gây mất trật tự.
- Không ngắt cây cảnh trong chùa và tuyệt đối không cắm nhang bừa bãi vào gốc cây hoặc chậu cây.
- Thể hiện sự tôn trọng và thành kính đối với bậc tổ tiên.
- Nếu bạn đến chùa Bộc vào dịp Lễ Tết đông đúc, có thể sẽ gặp phải tình trạng chen lấn, do đó hãy giữ gìn cẩn thận tư trang của mình và nên đến sớm để có thời gian vãn cảnh và tận hưởng không khí trong lành.
Đến với chùa Bộc, du khách không chỉ có cơ hội thưởng ngoạn những nét đặc sắc của kiến trúc và tôn giáo mà còn học hỏi được nhiều điều từ các bài học về lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hy vọng bạn sẽ có một chuyến đi tuyệt vời, tràn đầy những kỷ niệm đáng nhớ.
>>> Đừng quên booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium để nhận những ưu đãi hấp dẫn!