Giá:
Kể ra thì bát miến lươn Hà Nội không có gì quá cầu kỳ, vốn dĩ chỉ gồm: miến chần, nước dùng, thịt lươn, thêm chút rau răm, hành tây là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chính vì đơn giản như vậy mà miến lươn lại đòi hỏi người chế biến phải thật khéo léo để làm nổi bật được hương vị của các thành phần, không chỉ khiến người thưởng thức tấm tắc khen ngon vào lúc đó mà còn phải nhớ mãi về sau.
Trước hết phải nói về thịt lươn - ngôi sao chính trong món ăn của chúng ta. Lươn vốn là loại nguyên liệu khó chế biến vì luôn có độ tanh và độ nhớt nhất định. Người đầu bếp sẽ sử dụng cách riêng của mình, ví dụ như dùng chanh hay nước vo gạo, bóp muối... để khử nhớt trước khi đem lươn đi chế biến.
Về phần nước dùng, bài toán được đặt ra đối với người đầu bếp chính là tạo nên một hương vị đủ đậm đà để "đánh bay" vị tanh của nguyên liệu mà vẫn đạt được sự cân bằng khi kết hợp với các nguyên liệu khác. Vậy là người ta nghĩ đến cách sử dụng nước hầm xương lợn và xương lươn để chế biến nước dùng cho miến lươn.
Trong tô miến lươn có một thành phần cực kỳ quan trọng mà chúng ta chẳng mấy khi để ý: rau răm - nguyên liệu giúp vơi đi phần nào vị tanh của lươn, đồng thời kích thích vị giác của thực khách. Ngoài rau răm thì còn phải có hành lá, hành tây, một số hàng có thêm cả giá đỗ để bớt đi cảm giác ngán của miến, của thịt lươn.
Nhắc đến miến lươn thì không ít người trong chúng ta sẽ nhớ đến đầu tiên về mảnh đất Nghệ An hay Ninh Bình. Tuy nhiên, nếu như đang sống và làm việc tại Hà Nội hay có dịp ghé thăm thủ đô thì bạn vẫn hoàn toàn có thể thưởng thức hương vị miến lươn “chuẩn mực”