bg111 (1)

Lăng Tự Đức – địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế

Lăng Tự Đức – địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế
Lăng Tự Đức – địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế
Lăng Tự Đức – địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế

Giá: 0


Địa chỉ: Cầu Đông Ba, thôn Thượng, Thành phố Huế

Thời gian mở cửa

Giờ mở cửa Lăng Tự Đức vào các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật, nhưng ở đây sẽ thay đổi thời gian mở cửa theo mùa nên bạn nhớ lưu ý nhé:

  • Thời gian mở cửa mùa hè: từ 6h30 – 17h30
  • Thời gian mở cửa mùa đông: từ 7h00 – 17h00

Giá vé thăm quan lăng Tự Đức:

  • Đối với khách du lịch Việt Nam giá vé: 100.000đ/người lớn, 20.000đ/trẻ em
  • Đối với khách du lịch Quốc tế giá vé: 150.000đ/người

Được biết đến là một trong những lăng tẩm đẹp nhất cố đô, và được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, lăng Tự Đức Huế là một vinh dự đối với Việt Nam. Công trình này là một bức tranh sơn thuỷ tuyệt đẹp, với nét kiến trúc thanh thoát, uyển chuyển không thể không thể nhầm lẫn với những nơi khác được.
Tất cả các lăng mộ của các vị vua dưới triều Nguyễn đều có một lịch sử riêng và trải qua quá trình xây dựng lâu dài, tiêu tốn nhiều tiền của.
 

lang tu duc 600a2ce942d0f


Đường đi lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức nằm cách trung tâm Huế 6km, từ đường Bùi Thị Xuân bạn rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Sau đó đi thẳng rẻ trái vào Đoàn Nhữ Hải, đến đoạn đường này bạn có thể hỏi người dân ở đây để chỉ dẫn cho bạn đi đến lăng Tự Đức một cách dễ dàng hơn nhé.

Phương tiện di chuyển

Đường đến lăng cũng rất dễ đi, nên bạn có thể di chuyển bằng xe taxi, grab, xe đạp, xe máy thậm chí là cả đi xe đạp nếu bạn ngại thời tiết nắng gắt, oi bức của Huế.

Đây là công trình hai tầng dạng vọng lâu nằm trên nền cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ, ở giữa là điện Hòa Khiêm. Công trình này được xây dựng bên hồ mang yếu tố ‘minh đường’ để ‘tụ thủy’, ‘tích phúc’. 

 
lang tu duc 6 1682348961

Khu tẩm điện trước kia vua thường nghỉ ngơi, đọc sách và thưởng trà

Tại Khiêm Cung Môn, người ta thường thả hoa sen. Giữa hồ còn có các hòn đảo nhỏ khác để trồng hoa và nuôi thú nữa. Xung quanh Khiêm Cung Môn chính là Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi vua thường ngồi đọc sách, ngâm thơ và tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình với mùi hương đồng cỏ nội phảng phất khắp bốn bề không gian và ríu rít tiếng chim muông gọi bầy.

Nằm phía sau điện Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm trước kia là nơi vua thường ghé đến nghỉ ngơi, thưởng trà. Sau này khi ông tạ thế, điện được trưng dụng làm nơi thờ phượng vong linh của mẹ ông là bà Từ DŨ. Bên phải điện chính Ôn Khiêm Lương – nơi cất đồ ngự dụng.


Tu Duc Tomb (5)

Một góc tẩm điện yên bình với những lớp rêu phong đóng trên những viên gạch ngói

Sẽ là một thiếu sót cực lớn nếu trong hành trình tham quan Lăng Tự Đức nhưng bạn lại vô tình bỏ quên mất nhà hát Minh Khiêm. Nằm bên trái điện Lương Khiêm, nhà hát Minh Khiêm vốn là nơi vua thường lui tới để xem hát.

minh khiem duong hue 4

Nhà hát Minh Khiêm nơi Lăng Tự Đức là một trong số những nhà hát cổ nhất Việt Nam

Đây là một trong những công trình có kiến trúc ấn tượng bậc nhất quần thể lăng với các cột trống đỡ được chạm khắc tinh xảo cùng hoa văn nổi bật. Mỗi khi nhà hát đóng cửa, nhìn từ phía ngoài, bạn sẽ nhìn thấy khung cảnh lung linh, huyền ảo đến lạ khi khắp không gian là vô vàn ánh nến được người ta thắp lên. Hiện nay, nhà hát Minh Khiêm là một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam.

Là công trình quan trọng nhất nơi Lăng Tự Đức, thế nên khu lăng mộ của vua được xây dựng ngay phía sau tẩm điện. Di chuyển tới Bái Đình, bạn sẽ thấy hai hàng quan văn quan võ đứng chầu uy nghiêm và phía sau là Bi Đình. Đây là nơi đặt tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài Khiêm Cung Ký do chính vua Tự Đức biên soạn. 


lang tam hue 2

Bái đình với hai hàng quan văn quan võ uy nghiêm

 

 

Thành viên mới nhất

Bài viết liên quan

Địa điểm khác cùng khu vực

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây