Giá: 0
Địa chỉ: huyện Phong Điền, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tham quan tự do.
“Phá Tam Giang ở đâu” là câu hỏi của nhiều du khách khi ghé thăm những địa điểm du lịch Huế siêu hot. Địa điểm này nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị nên rất được ưa thích bởi team mê khám phá. Cùng khám phá những nét hấp dẫn của đầm Phá Tam Giang trong bài viết dưới đây nhé!
Phá Tam Giang Huế trước đây được gọi là biển cạn (Hạc Hải). Về sau, nước sông đổ vào đã chia địa điểm thành ba ngã nên được đổi thành tên hiện tại. Các ngả gồm 3 sông là sông Tả, sông Trung và sông Hữu, chảy khoảng 2 – 3 dặm vào trong. Đây là đáp án cho câu hỏi “tại sao gọi là phá Tam Giang” của nhiều du khách.
Địa điểm này có diện tích khoảng 22.000 ha với nhiều nguồn tài nguyên cùng động, thực vật phong phú. Đây còn là tuyến đường thủy quan trọng và là cầu nối giao lưu, phát triển kinh tế. Ngoài ra, phá Tam Giang Huế có nguồn lợi về thủy sản và được lấy làm địa danh để tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang”.
Vị trí phá Tam Giang cách Huế bao xa? Đây là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km theo hướng biển Thuận An về Quảng Trị. Địa điểm này nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, thuộc địa phận của 4 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang.
Phá Tam Giang là cửa ngõ của các con sông nên có nhiều vùng nước xoáy, sóng to cùng gió lớn, tàu thuyền đi qua đây rất dễ bị lật nên không phải ai cũng dám qua lại. Độ sâu của phá có chỗ tới 7m, là nơi thích hợp để khai thác hàng nghìn tấn hải sản mỗi năm.
Để đến địa điểm tham quan này, bạn có thể đi theo hướng bến đò Cồn Tộc hoặc bãi biển Thuận An. Tại đây du khách sẽ lựa chọn đi đò để sang được bờ bên kia dạo chơi.
Nếu không biết Tam Giang có gì chơi, bạn hãy tham khảo những hoạt động thú vị dưới đây.
Thời điểm phá Tam Giang Huế trở nên đẹp và hấp dẫn nhất là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Khung cảnh mặt trời vàng như quả trứng khổng lồ trên mặt nước tạo nên một cảnh tượng tuyệt vời, khó thấy được ở những nơi khác.
Đi du lịch phá Tam Giang, du khách đừng bỏ lỡ hoạt động chèo SUP qua chợ nổi, ngắm nhìn khu vực nuôi trồng trên phá được phủ màu xanh mướt của cây bần chua. Ngoài ra, bạn có thể tự do sống ảo và chụp các bức ảnh độc đáo của con lạch hồ chỉ có ở Phá Tam Giang Huế. Giá dịch vụ chèo thuyền rất hợp lý – chỉ 100.000 VNĐ/ người.
Không chỉ là nơi ngư dân mua bán tôm cá, những khu chợ nổi trên vùng đầm phá Tam Giang Huế còn là địa điểm du lịch hấp dẫn. Bầu không khí nơi đây luôn náo nhiệt, các hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập. Một số chợ nổi tiếng được nhiều người ghé thăm có thể kể đến như chợ Đầm Chuồn, chợ Mỹ Thạnh… Đặc biệt, bạn nhớ thưởng thức bánh khoái cá kình – món đặc sản của Huế khi đến đây.
Nếu ghé thăm địa điểm này trong chuyến du lịch phá Tam Giang Huế, bạn nên đi vào sáng sớm để mua được hải sản tươi ngon, tự tay chế biến hoặc nhờ ngư dân giúp đỡ để thưởng thức.
Khung cảnh yên bình, thơ mộng của phá Tam Giang Huế đã làm nền cho biết bao bức ảnh check in của du khách. Bạn có thể chụp ảnh sống ảo tại hai bên bờ hoặc ngồi trên đò để trải nghiệm cảm giác mới lạ. Bên cạnh đó, du khách cũng nên ghé thăm hến phá Tam Giang hoặc phá Tam Giang Cầu Hai để tham quan và lưu giữ những bức hình kỷ niệm cho mình.
Thiên nhiên trù phú và nguồn hải sản dồi dào ở phá Tam Giang Huế đã mang lại cho vùng đất này nhiều món ăn hấp dẫn. Đặc biệt, nguyên liệu làm nên món ăn đều rất tươi ngon và chất lượng.
Hải sản tại phá Tam Giang Huế còn được ví như “vàng sống” của vùng đất này. Bạn có thể thưởng thức nhiều loại hải sản phong phú như cá hồng, cá mú, cá dìa, cá nâu, ghẹ, nghêu sò, ếch… với giá thành phải chăng. Nếu không đi tham quan và mua tại các khu chợ nổi, du khách nên ghé những nhà hàng địa phương hoặc làng chài để thưởng thức cách chế biến đúng chuẩn.
Bánh khoái phá Tam Giang Huế là một trong những món đặc sản Huế mà bất cứ ai khi đến vùng đất Cố đô cũng không thể bỏ qua. Phần nhân bánh làm từ cá, mực, tôm… thơm ngon. Bên cạnh đó, sự kết hợp của bột gạo, hẹ càng tăng thêm hương vị cho món ăn. Bạn nên thưởng thức cùng mắm ớt để miếng bánh trở nên đậm đà, rõ vị hơn.
Nếu hỏi người dân bản địa ăn gì ở phá Tam Giang, du khách sẽ được giới thiệu các món khác nhau làm từ rạm. Tại các vùng nước lợ, động vật phát triển tốt, rất chắc thịt, được chế biến thành nhiều kiểu như rim, om, rang me… và ăn cùng lá lốt.