bg111 (1)

Chùa Báo Quốc - Chốn linh thiêng bậc nhất đất cố đô

Chùa Báo Quốc - Chốn linh thiêng bậc nhất đất cố đô
Chùa Báo Quốc - Chốn linh thiêng bậc nhất đất cố đô
Chùa Báo Quốc - Chốn linh thiêng bậc nhất đất cố đô

Giá: 0


Địa chỉ: đồi Hàm Long, đường Bảo Quốc, Phường Đúc, thành phố Huế
 

Giới thiệu sơ lược Chùa Báo Quốc

Chùa Báo Quốc được xây dựng vào thế kỷ XVII đời chúa Nguyễn Phúc Tần, do Thiền sư Giác Phong khởi dựng. Đến năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa Báo Quốc tấm biển: Sắc Tứ Báo Quốc Tự và ghi dòng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, giờ đây chùa Báo Quốc trở thành địa điểm tâm linh thiêng liêng, cao quý. Đây cũng là nơi dung dưỡng tâm hồn của biết bao tăng ni Phật tử không chỉ ở đất cố đô mà còn ở nhiều vùng miền của tổ quốc. Hiện Hòa thượng Thích Đức Thanh đang là Trụ trì chùa Báo Quốc.

Chùa Báo Quốc Huế có kiến trúc đậm bản sắc dân tộc

Chùa Báo Quốc được xây dựng trên khuôn viên rộng rãi tới 2 ha. Phía ngoài cùng là cổng tam quan cổ kính và đồ sộ. Đi vào trong, du khách sẽ gặp sân vườn trồng nhiều cây cối, tạo cảnh quan tươi mát và yên tĩnh cho chùa.
 

chua bao quoc 5 1633439554
Khu Chánh Điện của chùa Báo Quốc (Ảnh: Sưu tầm)


Kiến trúc chùa Báo Quốc mang nhiều nét đặc sắc và riêng biệt. Khu vực Chính Điện của chùa được xây dựng thành 3 gian 2 chái mang những nét trang trí công phu và độc đáo. Vách tường, trụ cột có hoa văn tạo nên từ những mảnh sành hoặc hình rồng uy nghi. Ở bên trong chính điện là nơi thờ cúng trang nghiêm, thanh tịnh. 
 

chua bao quoc 6 1633439587
Một góc khuôn viên tươi mát của chùa (Ảnh: Sưu tầm)


Ở khuôn viên của chùa Báo Quốc có tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát, phía bên trái là khu tháp Thổ và tháp Ngài Giác Phong cao 3,3m được xây dựng từ năm 1714.
 

Lên chùa Báo Quốc nghe kể chuyện giếng Hàm Long

Tham quan chùa Báo Quốc Huế, du khách sẽ được nghe câu chuyện về giếng Hàm Long với nhiều tình tiết hấp dẫn. Giếng Hàm Long sâu khoảng 5 đến 6m, nước ngọt và tinh thiết vô cùng. Giếng nằm phía Bắc ngôi chùa, ngay dưới chân đồi Hàm Long, xuất hiện từ thời khai sơn khoảng năm 1674. 

Ở giếng có một mạch nước phun ra tựa như vòi rồng. Sau này, nước giếng Hàm Long dùng để tiến dâng lên các Chúa, người dân không ai phép sử dụng. Do đó, giếng Hàm Long trở thành một giếng cấm, giếng thiêng trong truyền thuyết.
 

chua bao quoc 7 1633439614
Giếng Hàm Long ngày nay ở chùa Báo Quốc (Ảnh: Sưu tầm)


Theo nhiều câu chuyện kể lại, giếng Hàm Long ra đời gắn liền với việc hình thành và phát triển của nhà Nguyễn. Thời ấy, khi chúa Nguyễn vào Thuận Hóa khai hoang bờ cõi, vùng đất này có nhiều điều thần bí, hoang sơ và ít người qua lại. Một hôm, khi chúa Nguyễn vào Phú Xuân định đô, ông nằm ngủ không yên vì có một con rồng lớn hô mưa gọi gió, sóng gió vần vũ. Ông nhận thấy đây là điều không tốt cho vận mệnh của quốc gia và cuộc sống của nhân dân nên đã sai người đi tìm hiểu.

Một ngày nọ, có một ông thầy phong thủy tới diện kiến nhà vua và phán rằng: ở trước mặt kinh thành có dãy núi thiêng và nhiều long mạch. Long mạch ở đó thần bí hơn nhiều so với các nơi khác, muôn hình vạn trạng, biến đổi không ngừng, lúc thuận lúc nghịch, lúc to, lúc nhỏ, lúc ẩn lúc hiện. Ở đó hội tụ nguồn sinh khí thịnh vượng mà không nơi nào có được. Cần mời cao nhân về cúng bái để chấn yểm long mạch, chế ngự con rồng dữ.
 

chua bao quoc 8 1633439666
Về chùa Báo Quốc nghe câu chuyện cổ (Ảnh: Sưu tầm)
 
Du lịch Huế tại chùa Báo Quốc sẽ là một trải nghiệm mới mẻ và độc đáo cho mọi du khách. Bạn mang một tấm lòng thiện lương hướng Phật lên chùa sẽ nhận lại sự tĩnh tâm và thanh tịnh trong tâm hồn. Do đó, đừng quên thêm địa điểm này vào hành trình khám phá vùng đất cố đô bạn nhé!

 

Thành viên mới nhất

Bài viết liên quan

Địa điểm khác cùng khu vực

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây